“Thời gian gần đây con gái bị mắc chứng táo bón, mỗi lần ngồi bô là một lần hai mẹ con đánh vật, con thì cứ không chịu rặn và quấy khóc vì đau, mẹ thì cứ động viên, dỗ dành, có lúc không kiềm chế được lại quát ầm nhà bắt con nghe lời”.
Lời tâm sự phía trên của chị Linh Chi (24 tuổi, Hải Phòng) cũng là một trong những trường hợp gặp phải của nhiều gia đình. Một trường hợp khác của chị Lê Lan (26 tuổi, Hà Nội) than phiền: “Có lần thấy bé 2 ngày không đi ngoài, bà nội lấy cộng rau mồng tơi thò thụt hậu môn thì thấy có kết quả tức thì. Dần dần sau đó, bé không được chữa dứt điểm, bà lại quá lạm dụng phương pháp đó, mang tiếng con dâu không khuyên ngăn được mẹ chồngnên giờ bé đã mất dần thói quen đi ngoài mỗi ngày, chờ được thụt hậu môn mới chịu đi”.
Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ và biểu hiện bằng việc trẻ lâu không đi ngoài, phân ứ đọng trong trực tràng, gây ra khó đi đại tiện. Lần đầu đẻ con, còn thiếu kinh nghiệm và nhiều bỡ ngỡ, nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt với áp lực rất lớn của việc nuôi con, con khỏe đã đành, con bị táo bón kéo theo lười ăn, chậm lớn, quấy khóc còn stress hơn rất nhiều.
Có thể thấy, táo bón nếu không biết cách chữa trị, có thể gây ra những hậu quả khó ngờ đến nhất. Để tìm được cách chữa bệnh hợp lý và hiệu quả, mẹ cần biết về nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
Theo PGS. TS. Khu Thị Khánh Dung, Phó Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam, 95% trường hợp táo bón ở trẻ nhỏ đến từ các nguyên nhân như: rối loạn chức năng do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu chất xơ, chế độ sinh hoạt không hợp lý.
Nếu mẹ để ý thấy bé đi đại tiện dưới 2 lần/ tuần, hoặc quan sát thấy đầu ra đậm màu, khô cứng, vón cục thì nhiều khả năng trẻ đã bị táo bón. Ngoài ra còn một số các triệu chứng bất thường khác như bé bị sốt, bỏ bú, mặt đỏ bừng mỗi lần đi nặng.
Khi trẻ bị táo bón, tùy theo nguyên nhân gây bệnh để đưa ra được phương pháp chữa bệnh hợp lý. Sau đây là một số phương pháp chữa trị táo bón rất hiệu quả các mẹ nên áp dụng:
Uống nhiều nước
Đa phần những người bị táo bón do không uống đủ nước một ngày. Uống ít nước sẽ khiến phân đặc và khó lưu thông hơn, là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón. Do đó, với trẻ nhỏ, nước và sữa là những lựa chọn tuyệt vời để giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru, điều này sẽ đảm bảo chuyển động ruột thường xuyên và giúp ngăn ngừa táo bón và đau do khí.
Trẻ dưới 6 tháng nên uống từ 100-200ml nước/ ngày, trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6-12 tháng, nên bổ sung nhiều nước khoảng 200-300ml/ ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500-2000ml nước/ ngày.
Bổ sung rau củ
Nếu gia đình bạn có trẻ bị táo bón, ngay từ những ngày đầu tiên cần bổ sung cho bé ăn thật nhiều loại rau củ nhiều chất xơ, giúp ích cho việc trị bệnh. Chất xơ có vai trò làm mềm phân, tác động đến quá trình đại tiện bài tiết ra khỏi cơ thể.
Những loại rau chữa táo bón hiệu quả có thể kể đến như rau khoai lang, giá đỗ, lá diếp cá, rau mồng tơi... đây đều là những loại rau giàu vitamin, chất xơ và rất mát cho cơ thể trẻ.
Những loại củ quả chữa táo bón là khoai sọ, khoai tây, lê, đào, bí ngô... Mẹ nên học cách chế biến những loại thực phẩm sao cho phù hợp với thể trạng của trẻ để cho kết quả tốt nhất.
Một số loại thuốc hỗ trợ
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bé và theo chỉ dẫn cụ thể của các bác sĩ mà sử dụng các loại thuốc chữa táo bón cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất. Một số loại thuốc có thể sử dụng cho bé để hỗ trợ điều trị như Sorbitol, Duphalac... Thuốc hỗ trợ có tác dụng làm mềm phân, không gây trướng bụng. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây ra các tác dụng phụ.
Thực phẩm bổ trợ
Một phương pháp chữa táo bón khác mà rất nhiều cha mẹ nghĩ đến đó là việc bổ sung chất xơ trong các thực phẩm đóng hộp, đã qua chế biến. Thay vì những loại rau củ thông thường, những thực phẩm đóng hộp giúp bé cải thiện bữa ăn hàng ngày, bé cảm thấy thích thú ăn hơn nhất là với những bé không thích ăn rau hay uống thuốc. Mẹ có thể chọn các loại chất xơ như men vi sinh, dầu ô liu, bánh mì ngũ cốc nguyên cám... trộn vào bột cho bé ăn dặm. Ngoài ra, sữa chua có thể giúp chữa táo bón do chứa lợi khuẩn hỗ trợ đường ruột làm việc khỏe mạnh.
Đổi sữa cho bé
Thực tế cho thấy, trẻ uống sữa ngoài dễ bị táo bón hơn sữa khi bú sữa mẹ, vì ở trong giai đoạn đầu chức năng thận và hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, khó dung nạp được các chất dinh dưỡng có trong sữa công thức. Khi bé có dấu hiệu phân xấu, bú quá ít, không lên cân... hoặc khi đã thử các phương pháp trên nhưng không hiệu quả, bố mẹ cần cân nhắc đổi một loại sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn khống biết trẻ bị táo bón nên uống sữa gì?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ huynh cần chọn sữa của những nhãn hiệu tin cậy, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả phù hợp. Sau đó cho bé uống thử, theo dõi sự hấp thu, khả năng cải thiện bệnh táo bón để xác định sự phù hợp của sữa đó.
Các mẹ vẫn truyền tai nhau nên cho trẻ uống “sữa mát”có đầy đủ dưỡng chất tự nhiên, thuần khiết không pha chế giúp dễ tiêu, tránh táo bón.
Một những loại sữa công thức mát cho bé tốt nhất hiện nay mẹ có thể tham khảo và lựa chọn là Friso được sản xuất bằng 100% nguồn sữa từ Hà Lan với công nghệ LockNutriTM độc quyền giúp bảo vệ đạm sữa trong suốt quá trình sản xuất không bị biến chất bởi nhiệt độ cao, giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thu dễ dàng.
Được biết, Friso là nhãn hiệu sữa mát giúp bé tăng cân hàng đầu được bác sĩ/chuyên gia y tế khuyên dùngtheo kết quả nghiên cứu về thực phẩm bổ sung dành cho trẻ được thực hiện bởi Công ty Millward Brown vào quý 2/2017 tại Hà Nội và TPHCM, thông tin dựa trên kết quả khảo sát 248 người có con từ 2 tuổi trở lên.
Vì vậy, mẹ có thể tham khảo và lựa chọn những loại sữa công thức mát phù hợp giúp bé phòng ngừa táo bón.