Hợp tác quảng cáo

5 món bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu

9:00 PM | 19/01/2022 -
Cho con

3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm của thai nhi, mẹ bầu cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để thai phát triển khỏe mạnh. Vậy bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Dưới đây là 5 món ăn các mẹ cần note nhanh để tránh.

1. Tầm quan trọng của việc đảm bảo dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

5 mon ba bau khong nen an trong 3 thang dau

Bầu 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng, mẹ bầu nên cẩn trọng nhiều hơn.

3 tháng đầu là giai đoạn vàng cho sự hình thành của thai nhi trong bụng mẹ. Cụ thể, tuần thứ 4 thai kỳ hệ thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển; tuần thứ 6 não và tuỷ sống hình thành; tới tuần thứ 12 thì các bộ phận (chân, tay, mắt, mũi miệng...) cơ bản hoàn thiện.

Trong giai đoạn này, việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như: Canxi, folate, Vitamin D, khoáng chất... là cực kỳ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Thiếu hụt một hoặc một số các chất cần thiết này, thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh, thậm chí là thai lưu, sảy thai.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

5 mon ba bau khong nen an trong 3 thang dau

3 tháng đầu mang thai mẹ bầu cần bổ sung nhiều dương chất để khỏe mẹ lợi thai.

3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? Dưới đây là một số những chất mà mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý, bổ sung thông qua con đường ăn, uống.

2.1 Năng lượng

Khi mang thai, nhu cầu năng lượng tăng cao, trong giai đoạn này trung bình mẹ bầu cần từ 2300 - 2400 kcal/ngày; 3 tháng giữa tăng thêm 360 kcal/ngày; 3 tháng cuối cần thêm 475 kcal/ngày. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần cung cấp đủ năng lượng để đảm bảo khỏe mẹ, lợi bé.

2.2 Axit folic

Axit folic hay còn được biết đến với tên gọi Vitamin B9, Folate. Chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hình thành tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Nhu cầu Axit folic của phụ nữ có thai tăng gấp 4 lần so với trước khi mang thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ dự định mang thai nên bắt đầu bổ sung chất này trước đó 3 tháng. Khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp đủ 400g axit folic.

Axit folic có nhiều trong bông súp lơ xanh, bí đao, ớt chuông, mùi tây, các cây họ đậu, xà lách, thực phẩm dạng hạt tăng cường, sữa bầu và một số thực phẩm chức năng khác.

2.3 Protein

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Để tế bào phôi thai phát triển khỏe mạnh thì việc bổ sung protein là rất cần thiết. Ngoài ra, chất này còn giúp tăng trưởng mô vú và mô tử cung, tăng khả năng sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe mẹ bầu. Protein có nhiều trong Trứng, cá, đậu, thịt bò, thịt heo nạc, thịt gà, sữa...

Hạn mức protein cho mẹ bầu giai đoạn này khoảng 85 - 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày.

5 mon ba bau khong nen an trong 3 thang dau

Các chất dinh dưỡng chứa nhiều trong các loai thực phẩm tự nhiên rất tốt cho bà bầu.

2.4 Sắt

Tất cả bà bầu đều cần bổ sung từ 36 – 40 mg sắt/ ngày để phòng tránh tình trạng thiếu máu. Thịt gà, thịt bò, cá, tim cật, bông cải xanh, cải bó xôi, hạt bí, các loại đậu... và viên uống cung cấp sắt là những thực phẩm cung cấp sắt cho bà bầu hiệu quả, an toàn.

2.5 Vitamin

Vitamin A, Vitamin D, Vitamin C đều là những thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với mẹ bầu. Trong đó, Vitamin A có tác dụng tăng sức đề kháng, bảo vệ mắt, phát triển xương thai nhi; Vitamin D là thành phần chính cấu thành nên xương của bé; Vitamin C ngăn ngừa triệu chứng cảm lạnh ở mẹ và giúp xương bé phát triển chắc khỏe hơn.

Bộ 3 vitamin này có nhiều trong thịt, trứng, cá, sữa, gan động vật, các loại củ quả màu vàng - đỏ, rau màu xanh thẫm, đậu đỗ...

2.6 Canxi

Bổ sung canxi cho bà bầu là vô cùng quan trọng, chúng không những giúp hệ xương bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh; mà còn tham gia điều hòa quá trình đông máu; chống xốp - loãng xương ở mẹ.

Cá, tôm, sữa chua, sữa bò tươi, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, rau muống, rau dền,... là những thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng đầu được Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến khích.

2.7 Các nguyên tố vi lượng

Magie, kẽm, selen, DHA/EPA, Iốt, vitamin nhóm B,... là các nguyên tố vi lượng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu.

3. Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

5 mon ba bau khong nen an trong 3 thang dau

Trong 3 tháng đầu mang thai, bà bầu nên kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng tới thai nhi.

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì? Muốn khỏe mẹ, khỏe con thì bạn nên cân nhắc một số loại thực phẩm quen thuộc dưới đây:

3.1 Các loại rau mầm

Rau mầm, giá đỗ là những loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì giai đoạn này rất nhạy cảm; trong khi các loại vi trùng, vi khuẩn không thể rửa sạch bằng nước, ngay cả khi ngâm nước muối. Chúng sẽ theo đường ăn uống xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ thai nhi.

3.2 Dưa muối

Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Cà muối, dưa muối và các loại thực phẩm lên men tương tự nha các mẹ. Những loại thực phẩm này có chứa nhiều nitrat có hại cho cơ thể, tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non; ngay cả người bình thường cũng nên hạn chế ăn tránh nguy cơ ung thư.

3.3 Hải sản tươi sống và có hàm lượng thủy ngân cao

Cá thu, cá ngừ, cá kiếm, cá kình... là những loại hải sản tươi sống có hàm lượng thủy ngân cao, có hại cho sức khỏe bà bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ. Ngoài những thực phẩm kể trên, mẹ bầu cũng không nên ăn gỏi cá, sashimi, Sushi Bar vì chúng chưa qua chế biến, trong thịt chứa nhiều vi khuẩn, virus.

Nếu thèm hải sản, các chị có thể chọn cá cơm, cá hồi, tôm... vì chúng chứa ít thuỷ ngân và được các chuyên gia dinh dưỡng nhận định là thực phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai.

3.4 Thịt chưa được nấu chín, thịt nguội, xúc xích, nem chua

Trong thịt chưa được nấu chín, thịt nguội, xúc xích, nem chua... có chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:

Trong thịt sống, thịt tái có thể chứa toxoplasma (ký sinh trùng) và một số loại vi khuẩn khác. Chúng thông qua đường ăn uống xâm nhập vào cơ thể mẹ, gây ảnh hưởng đến não và hệ cơ. Loại ký sinh trùng này có lây truyền từ mẹ sang con, gây bệnh Toxoplasma bẩm sinh, thậm chí lưu thai. Điều đáng lưu ý trong vòng 6 tháng trước khi mang thai phụ nữ bị nhiễm Toxoplasma vẫn có thể lây cho thai nhi sau đó.

Trong thịt nguội có chứa nhiều vi khuẩn listeria gây buồn nôn, co thắt cổ tử cung. Nếu mẹ bầu sức khỏe kém ăn vào dễ bị sảy thai.

Xúc xích được chế biến kỹ và được làm từ thịt tươi ngon không gây hại cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên rất khó để kiểm định nguồn gốc loại thực phẩm này. Chưa kể ăn quá nhiều xúc xích có thể bị tăng huyết áp do trong nguyên liệu có chứa nhiều muối và chất béo. Những bà bầu có tiền xử cao huyết áp cần thận trọng khi sử dụng.

Nem chua được làm từ thực phẩm sống, người bình thường ăn được khi thịt đã lên men. Tuy nhiên chúng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho bà bầu bởi trong nem chua có nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng có hai.

3.5 Các loại rau, củ, quả dễ gây sảy thai

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Rứa, rau ngót, rau răm, ngải cứu, đu đủ xanh, khoai tây mọc mầm, mướp đắng, đào, nhãn... là list những loại rau, củ, quả được liệt vào danh sách hạn chế ăn của mẹ bầu 3 tháng đầu. Trong đó có rất nhiều loại gây nguy cơ co thắt cổ tử cung, dẫn đến dễ xảy thai.

Tuy nhiên, đừng loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm trên ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai; hãy tìm hiểu giai đoạn thích hợp để sử dụng; ăn đủ số lượng nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu.

Chẳng hạn như mướp đắng. Bà bầu ăn mướp đắng được không? Nhiều chị em sẽ trả lời KHÔNG, nhưng thực tế mẹ bầu vẫn có thể sử dụng vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ với thời gian 1 bữa/ tuần, mỗi bữa không ăn quá 200g.  Trong mướp đắng có nhiều folate, chất xơ và các vi chất dinh dưỡng giúp khỏe mẹ lợi bé.

4. Bà bầu không nên uống gì trong 3 tháng đầu?

5 mon ba bau khong nen an trong 3 thang dau

Trong thời gian mang thai, bà bầu không nên uống rượu.

Ngoài list danh sách trả lời cho câu hỏi bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu trên, các mẹ cũng nên chú ý hạn chế dung nạp một số thực phẩm dạng uống dưới đây vào cơ thể.

4.1 Cà phê và các thức uống chứa cồn

Trong cafe có chất caffeine. Chất này vào cơ thể sẽ đào thải nước và canxi, trong khi đây là 2 chất vô cùng quan trọng với sức khỏe mẹ bầu. Chúng còn có thể đi qua nhau thai, gây ảnh hưởng đến thai nhi và tăng nguy cơ sinh non ở mẹ.

Để đảm bảo an toàn, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ 200 mg. Caffeine không chỉ có trong cafe, mà còn có trong nước uống có ga, nước tăng lực, soda, trà, socola...

Ngoài cafe thì thức uống có cồn (rượu, bia...) cũng bị liệt vào “danh sách đen”. Cồn có thể gây khuyết tật cho thai nhi với nhiều dị tật bẩm sinh vĩnh viễn, như: Tổn thương não, bất thường sọ não, bệnh tim, khuyết tật trí tuệ, dị tật xương, bất thường về thận... Chỉ sử dụng một lượng nhỏ cũng ảnh hưởng. Mẹ bầu thích uống rượu, bia khả năng cao sảy thai, lưu thai; bởi vậy nếu có thể kiêng là tốt nhất.

4.2 Hạn chế uống trà thảo mộc

Với người bình thường, trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với mẹ bầu thì thức uống này lại làm tăng nguy cơ động thai sinh non, lưu thai, bởi trong trà có chứa Cafein. Chất này được các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng trong thai kỳ, chúng có thể đi qua nhau thai, gây ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ.

Cafein trong trà thảo mộc ít hơn cafe nên mẹ bầu có thể uống nhưng phải hạn chế. Như đã nói trên, các mẹ chỉ nên nạp 200 mg Cafein/ ngày. Nếu thực sự thích thức uống này, có thể chọn các loại trà không chứa Cafein để sử dụng.

5 mon ba bau khong nen an trong 3 thang dau

Hãy ăn uống lành mạnh, khoa học để khỏe mẹ, khỏe con.

3 tháng đầu, 90% phụ nữ đều cảm thấy mệt mỏi do các triệu chứng mang thai và sự sản sinh ra lượng lớn hormone progesterone để cơ thể tương thích với tình trạng có thai. Trong giai đoạn này thai nhi cũng chưa thực sự ổn định, nên việc bổ sung dưỡng chất cần thiết và tránh sử dụng các thực phẩm có hại là vô cùng quan trọng. Nằm lòng các kiến thức trên góp phần không nhỏ giúp mẹ bầu có một kỳ tam cá nguyệt thứ nhất khỏe mạnh, an toàn.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Giảm béo

Dịch vụ

Đăng nhập