Việc xác định xem trẻ có bị thừa cân hay không không phải lúc nào cũng là một việc dễ dàng, chủ yếu là do trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau và lượng chất béo trong cơ thể thay đổi theo độ tuổi.
Béo phì ở trẻ em là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong thời gian gần đây do sự sẵn có của các loại thực phẩm không lành mạnh. Mặc dù không có cha mẹ nào cố tình muốn con mình bị thừa cân hoặc béo phì, nhưng các nghiên cứu đã xác nhận rằng có khoảng 20% trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì ngay từ khi còn học tiểu học.
Thực tế, béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ thừa cân trong độ tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành, nó cũng có liên quan đến các vấn đề xã hội và rất nhiều bệnh tật.
Các bậc cha mẹ nên áp dụng một cách tiếp cận chủ động để ngăn chặn sự khởi phát sớm của bệnh béo phì ở trẻ em của chúng ta. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được bệnh béo phì cho trẻ và nếu con bạn đã bị béo phì, bệnh này cũng có thể được điều chỉnh.
Làm thế nào để biết con bạn đang thừa cân hay béo phì?
Việc xác định xem trẻ có bị thừa cân hay không không phải lúc nào cũng là một việc dễ dàng, chủ yếu là do trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau và lượng chất béo trong cơ thể thay đổi theo độ tuổi.
Khoảng 20% trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì ngay từ khi còn học tiểu học - (Ảnh: Freepik). |
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực hành Chung của Anh, đáng kinh ngạc 80% các bậc cha mẹ khẳng định rằng con họ có cân nặng bình thường khi chúng thực sự bị béo phì.
Một cách đáng tin cậy để biết con bạn có thực sự thừa cân hay béo phì hay không là tính chỉ số khối cơ thể (BMI) của chúng. BMI đo trọng lượng cơ thể liên quan đến chiều cao.
Chỉ số BMI được tính theo công thức sau:
BMI = cân nặng(kg)/(chiều cao) x (chiều cao(m)).
Dưới đây là bảng theo dõi chỉ số BMI cho người từ 2 đến 20 tuổi.
Chẳng hạn, một đứa trẻ 8 tuổi cao 1,3 m và nặng 38 kg. Chỉ số khối cơ thể được tính như sau: BMI = 38/1,3 x 1,3 = 22,48. Theo bảng trên ta thấy đứa trẻ này thuộc nhóm có nguy cơ béo phì và cần được theo dõi cẩn thận.
Một số dấu hiệu nhận biết khác cho tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em
Mặc dù tính hữu ích của chỉ số BMI trong việc xác định béo phì ở trẻ em đã được chứng minh rõ ràng, nhưng khá nhiều bậc cha mẹ vẫn thất bại trong việc sử dụng phương pháp này để xác định tình trạng béo phì ở con mình. Nếu bạn thuộc đối tượng đó, dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nghi ngờ vấn đề cân nặng ở trẻ:
- Khi chúng trông lớn hơn những đứa trẻ khác trong lớp
- Khi chúng mặc quần áo quá rộng so với độ tuổi của chúng
- Khi chúng ăn cùng số lượng hoặc thậm chí nhiều hơn thức ăn như người lớn
- Khi trẻ dễ dàng kiệt sức vì tập thể dục
- Khi trẻ ghét chế độ ăn uống cân bằng nhưng lại thèm đồ ăn vặt
- Khi trẻ thích xem TV hơn 3 giờ mỗi ngày
- Khi trẻ luôn đói
Cần khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục để tránh bị thừa cân, béo phì - (Ảnh: Freepik). |
Nếu bạn quan sát thấy bất kỳ đặc điểm nào trong số những đặc điểm này ở trẻ, thì việc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để khám sẽ là một hành động khôn ngoan.
Mặc dù béo phì ở trẻ em là một mối đe dọa lớn mà chúng ta phải đối mặt, nhưng nó chắc chắn có thể được ngăn chặn và sửa chữa. Tất cả những gì bạn cần làm là khiến trẻ từ bỏ thói quen ăn uống không lành mạnh và đưa chúng vào chế độ ăn uống cân bằng hơn. Cùng với đó là thực hiện một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và hạn chế các thiết bị điện tử.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin