Mới đây “ồn ào” vụ việc cô giáo phạt học sinh bằng cách uống nước giặt giẻ lau vì nói chuyện riêng trong giờ học gây nhiều bức xúc. Vậy việc làm này ai sẽ phải chịu trách nhiệm và nó ảnh hưởng như thế nào đến em học sinh?
Ở Nhật bạo lực học đường được hiểu là hành vi bạo lực diễn ra trên ghế nhà trường bao gồm tất cả các vụ việc bạo lực giữa học sinh với nhau và giáo viên với học sinh, phần lớn diễn ra ở các trường trung học. Còn ở nước ta nó còn muôn vàn các dị bản khác.
Đầu tiên là vụ “nổi nhừ cồn” trong những ngày qua về phụ huynh ép cô giáo phải quỳ gối để xin lỗi diễn ra tại Long An, có số đông người thông cảm cho giáo viên nhưng phần lớn đều phản bác và lên án hành vi tiêu cực này của phụ huynh. Thương con là đúng nhưng làm như vậy đứa trẻ lớn lên liệu có biết cách sống và tôn trọng người khác hay không? Đây cũng có thể nói là một biến thể của bạo học đường đang được dư luận rất quan tâm ở nước ta.
Nhiều bộ phim được sản xuất để lên án bạo lực học đường. (Ảnh minh họa) |
Tiếp đến, mỗi năm Việt Nam có khoảng 3.000 đến 4.000 vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở các trường mầm non nói riêng và xã hội nói chung. "Cô giáo là mẹ hiền" nhưng đó chỉ là lời bài hát mà thôi, từ ngày nào trẻ con ám ảnh khi đến trường vì sợ đánh sợ bị mắng. Không phải đánh đồng tất cả nhưng có phải đây là vấn để đáng được lên tiếng hay không?
Cuối cùng là mới đây nhất ngày 5/4 cô giáo của một trường tiểu học tại Hải Phòng phạt học sinh lớp 3 vì nói chuyện riêng bằng cách uống nước giặt giẻ. Hội đồng nhà trường đã tạm ngưng công tác cô 3 năm, không xét thi đua năm học 2018 và cảnh báo trước toàn trường. Nhưng hình phạt này có đáng là bao khi đứa trẻ phải đứng trước lớp uống cốc nước bẩn mà cô ép và còn bao nhiêu tổn thương sẽ theo em sau này?
Cô giáo phải quỳ trước mặt phụ huynh |
Làm sai thì sửa lỗi, không ai “đánh kẻ chạy lại” vì tha thứ là tốt, lên án là để bài trừ chứ không phải đỗ lỗi cho nhau. Suy cho cùng dù là hình thức bạo lực nào đi nữa người bị hại vẫn là trẻ nhỏ.
Thời đại công nghệ hóa lên mạng xã hội vài giây ta lại bắt gặp các đoạn clip ghi lại cảnh các em học sinh đánh hội đồng một bạn nào đó, học sinh đánh giáo viên, bảo mẫu hành hạ trẻ nhỏ... và còn rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhưng rồi đâu là hướng giải quyết đúng nhất, phạt trách, kỷ luật, đuổi khỏi ngành giáo dục, đình chỉ nhưng vết thương kia vẫn in sâu trong lòng con trẻ.
Rất nhiều trẻ nhỏ khi bị “bạo hành mầm non” gây ra tình trạng chấn động tâm lý và ảnh hưởng nặng nề đến thể chất. Hoảng loạn và ám ảnh sau này khi lớn lên trẻ dễ bị trầm cảm và tự kỷ nếu không được quan tâm chăm sóc. Theo một khảo sát gần đây với 200 trẻ, khi hỏi con có sợ cô giáo không” thì đã có tới gần một nửa trả lời là “có”. Trẻ sợ cô hay sợ hình phạt của cô?
Trẻ bị bạo hành nói chung trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng quá trình phát triển nhân cách, dễ bạo lực, nóng nảy, không thể sẻ chia, không đồng cảm và cô lập bản thân. Nhiều trẻ bị stress đến mức rơi vào động kinh và không thể phát triển thể chất. Điều này không thể hiện ra ngay lúc đó nhưng sẽ ăn mòn tư duy của trẻ sau này.
Nhiều chuyên gia tâm lý cũng đã khẳng định điều đó “có thể ngay lúc này đây ta không hề nhận ra dấu hiệu nào bất thường ở trẻ nhỏ nhưng hậu quả sẽ để lại sau này khi trẻ đã trưởng thành”. Không chỉ trẻ bị bạo hạnh bị tác động tâm lý mà nhưng trẻ chứng kiến bạo hạnh cũng sẽ bị kích động tâm lý tương tự.
Trẻ có nguy cơ bị tự kỷ, cô lập và không phát triển vì bạo lực học đường |
Trẻ lớn lên trong lòng chỉ có thù hận, căm giận, khi trẻ cảm thấy rơi vào đường cùng, thấy đã đủ sức sẽ đứng lên bạo hành lại những người yếu hơn mình, lúc đó đạo lý sẽ không còn mà lương tâm cũng sẽ mất. Nhiều trẻ chọn cách tự kết liễu cuộc đời của mình để được thanh thản, nhưng cái chết có làm được điều đó không khi nỗi đau còn đọng nơi những người còn ở lại?
Vì vậy nên vụ việc cô giáo buộc trẻ uống nước giẻ lau ngày hôm nay lại một lần nửa cảnh tỉnh những người làm cha mẹ cần quan tâm tới con cái nhiều hơn nữa, đôi lúc chỉ cần lắng nghe con tâm sự, hiểu thêm về những người bạn của con thì có lẽ cũng đã quá đủ để con cảm thấy mình vẫn còn được yêu thương và quan tâm đúng nghĩa.
Không những vậy phụ huynh còn cần để ý và quan sát để phát hiện trẻ có hành vi bất thường nào không, cơ thể có bị bầm tím hay ngủ có giật mình hay không, để có thể can thiệp đúng lúc. Chung tay xây dựng mầm móng tương lai không phải chỉ nằm ở nhà trường?
Simon
Theo Tạp chí Sống Khỏe