Hợp tác quảng cáo

Các bệnh nguy hiểm ở trẻ thường gặp trong mùa nắng nóng và cách phòng tránh

5:10 PM | 26/03/2018 -
Cho con

Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng gay gắt, đây là thời điểm thích hợp để vi-rút và vi khuẩn gây nên dịch bệnh phát triển. Đặc biệt là với trẻ em, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên chúng ta cần lưu ý để giữ con em mình luôn khỏe mạnh trong suốt mùa hè khó chịu.

1. Tay chân miệng

Cac benh nguy hiem o tre thuong gap trong mua nang nong va cach phong tranh

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

Cách phòng tránh:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

2. Viêm não Nhật Bản

Cac benh nguy hiem o tre thuong gap trong mua nang nong va cach phong tranh

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ động vật sang người. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh.

Cách phòng tránh:

- Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch

- Xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

- Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Viêm màng não

Cac benh nguy hiem o tre thuong gap trong mua nang nong va cach phong tranh

Viêm màng não ở trẻ là bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, bệnh thường hay bị vào mùa hè do thời tiết nóng nực tác động hoặc do biến chứng của các căn bệnh mùa hè mà trẻ mắc phải như tay chân miệng.

Trẻ mắc viêm màng não thường có các biểu hiện sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, sốt virus… Do đó cần phải cặp nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần lau mát và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng.

Cách phòng tránh:

- Tiêm vaccine phòng bệnh

- Chú ý sức khỏe của trẻ khi thay đổi thời tiết

- Khi bị viêm họng hay cảm cúm cần phải điều trị theo chỉ định của bác sỹ

- Ăn uống đảm bảo vệ sinh

- Tránh cho trẻ bị muỗi đốt

- Vệ sinh cá nhân thường xuyên

Hoài Nguyễn

 Theo tạp chi Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Giảm béo

Dịch vụ

Đăng nhập