Nhiệt miệng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nhiệt miệng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian bệnh.
Dưới đây là những liệu pháp thiên nhiên an toàn và hiệu quả để đối phó với bệnh nhiệt miệng ở trẻ:
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Quintessence International, mật ong được xem là an toàn và hiệu quả nhất trong việc điều trị nhiệt miệng. Hơn nữa mật ong lại cực kỳ hiệu quả với trẻ sơ sinh vì vị ngọt dễ uống.
Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé.
Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét.
Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng.
Dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn gây ra nhiệt miệng.
Theo Đông y, lá và rễ của rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc và được dùng khi bạn bị nhiệt miệng.
Bạn rửa sạch rau ngót, lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.
Dùng bông thấm hỗn hợp này rồi bôi vào chỗ sưng đau, lở loét của bé.
Bôi 2-3 lần/ ngày để thấy hiệu quả.
Khế chua
Khế chua là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao.
Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước vào đun sôi một lúc, có thể cho ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần.
Cho bé ngậm nhiều lần trong ngày.
Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp trẻ bị bệnh nhiệt miệng nhẹ.
Hòa bột sắn dây với nước đun sôi để nguội, có thể cho thêm chút đường rồi cho bé uống.
Cách chữa nhiệt miệng này được nhiều người áp dụng cho các bé rất hiệu quả.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng cho trẻ phần lớn là do nóng trong người. Do vậy bổ sung các loại nước uống thanh nhiệt là cách hiệu quả mà đơn giản nhất để chữa nhiệt miệng. Bạn có thể sử dụng nước mía lau, nước râu ngô, rau má,..
Không quá khó khăn nếu bạn muốn đẩy lùi cơn nhiệt miệng cho trẻ. Bên cạnh việc áp dụng các liệu pháp thiên nhiên như trên, bạn nên giữ cho khoang miệng của bé thật sạch sẽ bằng cách xúc miệng, cho trẻ ăn uống đủ chất đặc biệt là các thức ăn, thức uống thanh nhiệt và đặc biệt là dành thời gian để chăm sóc, trò chuyện cùng trẻ.
Tiểu Bùi
Theo tạp chí Sống Khỏe