Khi biết con bạn mắc bệnh ung thư, hàng xóm sẽ đến thăm hỏi, động viên. Còn khi con bạn mắc tự kỷ, họ sẽ cố gắng tránh đi. Sự thực, con bạn có thể thành thiên tài nhờ sự chăm sóc đúng cách.
Trước 2 tuổi, 80% trẻ khỏi bệnh
Số trẻ được phát hiện mắc tự kỷ ngày càng gia tăng, sự khó khăn trong phục hồi khiến nhiều người tin chắc rằng “tự kỷ không thể chữa được”. Họ sợ tự kỷ như sợ bệnh nan y. Được can thiệp sớm trước 2 tuổi, cơ hội phát triển bình thường và hòa nhập với cộng đồng của trẻ lên đến 80%, sau 2 tuổi hiệu quả can thiệp chỉ còn được 50% và giảm dần khi phát hiện bệnh muộn hơn nữa.
Tuy nhiên, TS. Tâm lý Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em N-T, Hà Nội (Người đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự kỷ) cho biết bệnh đa số trẻ được phát hiện muộn, sau 3 tuổi. Để nhận biết sớm, tiên sĩ Đức cho hay: Đơn giản là bạn quan sát xem, trong những năm đầu đời, trẻ có cười hoặc những biểu hiện trên khuôn mặt hay các cử chỉ phi ngôn ngữ không. Nếu trẻ không có những tương tác này thì nguy cơ bị tự kỷ rất cao.
Ảnh minh họa |
Còn khi trẻ lớn hơn thì chúng có nhiều biểu hiện đặc trưng, khác trẻ bình thường: Trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt giống trẻ bình thường, không cười trong khi đáng lẽ trẻ phải thế; không chạy tới chỗ bố mẹ mà chịu đau đớn một mình; ngôn ngữ của trẻ không chỉ bị chậm mà còn bị biến thái, sử dụng nhầm lẫn các đại từ, vui chơi hoạt động một mình và chơi các trò vô nghĩa, thường xoay tròn cơ thể, đập đập cánh tay và đi bằng đầu ngón chân.
Chăm sóc tại nhà: Quyết định thành công
Trước hết cha mẹ phải tin rằng tự kỷ hoàn toàn có thể khắc phục, nhiều thiên tài, người nổi tiếng cũng đã từng tự kỷ như: Albert Einstein, Isaac Newton, George Washington… Đặc biệt cha mẹ nên chú ý tới ba yếu tố sau:
Xem xét lại chế độ ăn uống: Thực phẩm gây dị ứng và có gluten sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh khiến trẻ gia tăng những hành vi lệch chuẩn. Vì vậy với trẻ tự kỷ, bạn nên hạn chế tối đa thực phẩm có gluten (lúa mì, mạch và chế phẩm từ chúng; các sản phẩm nhuộm màu) hoặc chọn loại đã qua chế biến loại bỏ gluten.
Môi trường phù hợp: Vì bộ não không thể xử lí chính xác những thông tin thu nhận được, nên trẻ tự kỷ có biểu hiện bất thường. Ví dụ, với trẻ tự kỷ có thính giác quá nhạy cảm, nếu ở chỗ đông người sẽ thường la hét ầm ĩ. Vì vậy, bạn hãy tránh cho con những môi trường đã từng khiến trẻ có những biểu hiện bất thường.
Tận dụng khả năng tư duy hình ảnh: Trẻ tự kỷ tư duy bằng hình ảnh rất tốt, chúng cảm nhận được đồ vật hoặc sự vật khi học về nó. Trong khi đó, trẻ khó tiếp nhận hay hình dung những khái niệm trừu tượng. Vì vậy khi bạn dạy con, bạn hãy chuyển những khái niệm đó thành những đồ vật có thể sờ, nắm, tiếp xúc được.
GS. Lawrence Scahill, TT Nghiên cứu và điều dưỡng trẻ em, Đại học Yale (Mỹ) nhấn mạnh: “Sự huấn luyện của cha mẹ là một trong những biện pháp can thiệp điều trị tốt nhất nhằm cải thiện bệnh tâm thần của trẻ và có thể giảm bệnh tự kỷ ở con trẻ”. Sự huấn luyện, chăm sóc của cha mẹ giúp trẻ tự kỷ giảm được hành vi bất thường hơn là việc điều trị chỉ bằng thuốc. |
Đoàn Hà
Theo tạp chí Sống Khỏe