Nuôi con béo khỏe là mong muốn của nhiều bậc cha mẹ, nhưng đôi khi béo chỉ bệnh chứ không khỏe.
Trẻ em béo phì vì thói quen của bố mẹ
Theo thống kê mới đây nhất của Trung tâm dinh dưỡng Tp.HCM, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì trong 5 năm trở lại đây đã lên đến con số 38%, một kết quả có thể khiến nhiều người giật mình.
Lý do là vì chế độ ăn của trẻ không được xây dựng một cách khoa học.
Bữa ăn tiện lợi
Công việc của cha mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian lo bữa ăn cho trẻ nên những món ăn nhanh như gà rán, humberger, pizza, nước ngọt có ga… là lựa chọn hàng đầu giành cho trẻ.
Đó chính là nguyên nhân khiến trẻ em ở thành phố càng ngày càng xu hướng béo phì.
Lạm dụng thực phẩm bổ sung chất béo
Thay vì cho trẻ ăn nhiều chất béo dẫn đến béo phì hãy bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng có trong tháp dinh dưỡng.
Khi trẻ từ 1 – 6 tuổi mắc phải chứng bệnh béo phì thì nguy cơ mắc phải các bệnh như tiểu đường, bệnh về tim mạch, rối loại chuyển hóa mỡ khi lớn lên là rất cao.
Ít tạo điều kiện cho trẻ vận động
Khuyến khích trẻ chơi thể thao, các trò vận động thể lực, hạn chế cho trẻ chơi những trò chơi online. Vì vận động đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trí não và thể chất ở trẻ.
Trẻ ít vận động thường trở nên thụ động, phản ứng chậm chạp trước mọi tình huống. Ngoài ra, ít vận động cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng thừa cân ở trẻ.
Vì một tương lai khỏe mạnh cho trẻ
Bất cứ bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình phát triển cân bằng giữa cân nặng và chiều cao nhưng không nên vì thế mà lạm dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn của trẻ. Việc này khiến trẻ chỉ hấp thụ chất béo mà bỏ qua các dưỡng chất còn lại, bỏ lỡ những cột mốc quan trọng cho sự phát triển toàn diện.
Theo thông tin trên Thanh niên, Viện Nghiên cứu y - xã hội học (ISMS) khuyến cáo các bà mẹ cần xây dựng bữa ăn dinh dưỡng của trẻ với tỷ lệ đạm: béo: đường (P:L:G) phù hợp theo tỷ lệ như sau:
Đối với trẻ từ 1-3 tuổi tỷ lệ P:L:G phù hợp sẽ là 13,6%-17, 9-48,9%;
Nhóm tuổi từ 4-6 là 13,5%-22,5% - 564%. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung cho con những vi chất dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Những lưu ý khi xây dựng bữa ăn cho con:
- Sử dụng vừa phải các loại thức ăn nhanh, váng sữa, và nước ngọt có ga…
- Bổ sung vitamin K2 bằng các loại thực phẩm như trứng gà, thịt và những chế phẩm từ sữa có thành phần dinh dưỡng cân bằng như sữa chua, và đặc biệt là phô mai tươi giúp tăng cường khả năng hấp thụ can xi, cho trẻ một hệ xương chắc khỏe.
- Bổ sung các loại men tiêu hóa như lactococcus lactis subsp.cremoris và lactococcus lactis subsp.lactis, tăng cường khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn ở trẻ.
- Khuyến khích trẻ vận động bằng các buổi tập thể dục cùng gia đình như đạp xe, chạy bộ hay bơi lội…