Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút, có khả năng lây nhiễm cao và lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh, mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm sau cho trẻ.
Theo báo cáo chỉ trong tháng 11 cả nước có khoảng 400.000 các trường hợp mắc Cúm. Các chủng vi rút Cúm được xác định chủ yếu là Cúm A H1N1 và cúm B.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút, có khả năng lây nhiễm cao và lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Có 2 nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ mắc Cúm cao ở thời điểm này :
Do thời thời điểm này là giao mùa đông xuân, Thời tiết thay đổi nóng, lạnh, ẩm thất thường trong ngày, tạo điều kiện cho các loại vi rút đường hô hấp phát triển trong đó có vi rút Cúm
Cũng do thời tiết thay đổi thất thường khiến cho sức đề kháng của chúng ta suy giảm, nhất là trẻ em, nên tỷ lệ nhiễm các loại vi rút đường hô hấp tăng cao, trong đó có Cúm
Cúm A lây nhiễm như thế nào và những đối tượng nào dễ mắc phải?
Vi rút cúm A có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bệnh cũng có thể nhiễm vi rút cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm vi rút, chạm vào khăn giấy đã dụng có nhiễm vi rút sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm vi rút cúm A.
Những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh:
Sữa chua
Các chuyên gia cho biết, trong sữa chua có chứa nhiều probiotic, chất này giúp kết hợp các loại vi khuẩn có lợi trong dạ dày giúp con người tránh xa được virus cúm A. Ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp giữ hệ thống bên trong cơ thể sạch, hoạt động khỏe,không có vi trùng gây hại cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi.
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin A có khả nănghình thành các mô liên kết ở da, giúp da khỏe mạnh, săn chắc, nâng cao khả năng miễn dịch cho toàn cơ thể. Nghiền khoai lang cho trẻ ăn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể trẻ ngăn ngừa và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus mầm bệnh vào cơ thể.
Yến mạch và lúa mạch
Đây là 2 loại thực phẩm có chứa chất chống virus cúm A rất tốt. Các chất kháng khuẩn và chống oxy hóa của yến mạch và lúa mạch sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cần thiết để chống lại virut cúm lây lan.
Nấm
Đây là thực phẩm hỗ trợ đắc lực cho bạch cầu chống lại cúm. Các chuyên gia đều khẳng định, nấm giúp đẩy nhanh quá trình sinh sản và hoạt động của bạch cầu, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Súp gà
Súp gà là món ăn bổ dưỡng có khả năng làmtăng sức đề kháng và ngăn chặn những triệu chứng viêm thường xảy ra trong cảm cúm, nhất là cúm A. Ăn súp gà thường xuyên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc cúm xuống thấp.
Một số nghiên cứu khoa học còn cho biết súp gà chứa nhiều cysteine - chất có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch. Do đó, nếu có lỡ bị cúm rồi thì ăn súp gà cũng sẽ giúp làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại, giảm tình trạng nghẹt mũi.
Thịt bò
Thịt bò là loại thực phẩm có khả năng phòng ngừa cúm A mạnh mẽ vì nó chứa nhiềm kẽm giúp thúc đẩy quá trình sản sinh bạch cầu trong máu, kháng độc tố, vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể. Do đó, cho trẻ ăn thịt bò để vừa giữ ấm cho cơ thể, vừa phòng ngừa cúm hiệu quả.
Cá và các loại sò
Đây là loại thực phẩm giúpbổ sung selenium và phòng chống độc tố. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Anh, ăn cá và các loại sò thường xuyên thì cơ thể sản sinh nhiều protein có tác dụng tăng cường miễn dịch, thanh lọc các vi khuẩn gây bệnh cúm. Ngoài ra, tăng cường ăn cá hồi có nhiều omega-3 sẽ giúp máu sản sinh tế bào chống cảm cúm, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể
Cách phòng tránh cúm A như thế nào?
Để phòng ngừa cúm A, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đám đông lớn, đặc biệt là trong khi dịch cúm bùng phát, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.
Nếu có các triệu chứng sốt cao, ho, sổ mũi, đau đầu, đau cơ mệt mỏi người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Khi các triệu chứng này kéo dài, không nên chủ quan mà nên đến cơ sở y tế để khám bệnh.
Người được cơ sở y tế xác định mắc cúm A nên nghỉ ngơi, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người để tránh virut lây bệnh sang những người xung quanh.
Ngoài ra, cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vắc xin cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3-4 loại vi rút cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm vắc-xin cúm hàng năm vào trước mùa dịch, trước tiên là người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi.
Phong Vũ
Theo tạp chí Sống khỏe