Trẻ thông thường có thể bị sốt bởi những lý do như cảm lạnh, cảm cúm, sưng amidan,... Nếu sốt cao từ 39 đến 40 độ, trẻ có thể bị co giật. Tùy vào thời tiết lạnh hay nóng mà cha mẹ nên có cách xử lý khi trẻ bị sốt phù hợp.
Khi thấy trẻ mệt mỏi, lờ đờ, hai má đỏ, chạm vào người thấy nóng hơn bình thường,,... là dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đang bị sốt. Nên sử dụng nhiệt kế kiểm tra chính xác thân nhiệt của con để có biện pháp chăm sóc cho phù hợp.
Sốt cao là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Việc ủ ấm, mặc thêm quần áo cho con, lạm dụng thuốc hạ sốt,... là những sai lầm thường gặp của các bà mẹ. Dưới đây là những điều cha mẹ không được làm khi trẻ bị sốt cần chú ý.
Các biện pháp này chỉ giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn 1 giờ đầu nhưng sau đó sẽ sốt trở lại, thậm chí gây tổn thương da của trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi thì việc chườm lạnh hay dán miếng hạ sốt chỉ khiến tình trạng của trẻ ngày càng trầm trọng hơn.
Nếu trẻ bị sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi thì việc chườm lạnh hay dán miếng hạ sốt chỉ khiến tình trạng của trẻ ngày càng trầm trọng hơn. |
2. Không cho trẻ uống kháng sinh
Hầu hết trẻ em bị sốt rất cao không cần dùng kháng sinh. Thuốc này chỉ được sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ nhiễm vi khuẩn gây sốt.
3. Không ủ ấm cho trẻ bằng chăn, quần áo dày dù trời lạnh
Điều này chỉ làm tăng nhiệt độ của trẻ, làm cho tình trạng của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên cởi bớt chăn màn, quần áo, giúp trẻ thoải mái để điều hòa thân nhiệt.
Đặc biệt, các bậc cha mẹ không được tự ý dùng thuốc hoặc tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ để không bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ đang suy giảm.
- Tích cực cho trẻ ăn trái cây, nước trái cây giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
- Nếu trẻ bị tiêu chảy, không nên ép trẻ ăn mà nên cho trẻ uống nhiều nước. Cho trẻ uống các loại nước có chất điện giải, hoặc nước hoa quả.
Tích cực cho trẻ ăn trái cây, nước trái cây giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. |
- Sau khi trẻ nôn hết không nên cho trẻ ăn ngay. Vui lòng đợi ít nhất 30 phút.
- Khi trẻ sốt nhẹ (37,5 độ đến 38,5 độ) nên cởi bớt quần áo, tránh để trẻ ở nơi nhiều gió. Chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, mà nên cho trẻ uống nước nhiều hơn. Nếu trẻ còn bú thì cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.
- Khi trẻ sốt trên 38,5 độ, cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng, mềm, hạ nhiệt độ phòng, mở cửa bật quạt (tránh gió lùa). Cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc đặt thuốc ở hậu môn. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt chứa paracetamol. Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng: 10-15 mg paracetamol cho 1 kg cân nặng.
- Nếu trẻ sốt trên 39 độ cần đưa trẻ đi khám ngay.
Sốt cao là trình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ không nên vì lo lắng mà áp dụng những cách hạ sốt theo kinh nghiệm truyền miệng chưa được kiểm chứng khoa học.
Xem thêm: Chuyên gia chỉ ra 5 loại thực phẩm có nhiều khả năng chứa hàm lượng kim loại nặng không an toàn