Hợp tác quảng cáo

Làm thế nào để trẻ hết nhút nhát, dễ kết bạn

8:45 AM | 08/08/2017 -
Cho con

Bạn bè và những mối quan hệ giúp trẻ tự tin và phát triển hơn. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng mạnh dạn, thoải mái vui chơi, kết bạn. Đó là lúc bố mẹ cần tìm cách để giúp trẻ hết nhút nhát, dễ kết bạn.

1. Dạy con biết chia sẻ

Trẻ con rất thích được chơi với những đứa trẻ cởi mở, hoà đồng, dễ dàng chia sẻ đồ chơi, thức ăn với chúng. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng làm được điều đó. Vì vậy, để con có bạn, trước hết bạn nên dạy con biết cách chia sẻ. Hãy thực hiện điều này bằng cách thỉnh thoảng cho con một vài thứ mà con có thể dễ dàng chia sẻ với các bạn ngoài giờ học.

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên trò chuyện, hỏi han con về cách con đã chơi với bạn ra sao, các bạn đã thích thú thế nào khi con chia sẻ món đồ của mình, con có vui không khi chơi với bạn?

Điều đó sẽ giúp bạn đánh giá kết quả “kế hoạch” của mình và đưa cho trẻ nhiều lời khuyên bổ ích.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Khuyến khích con tham gia học nhóm

Những đứa trẻ nhút nhát hầu như chỉ chơi một mình hoặc tiếp xúc với những người thân quen.

Các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ tự tin hơn bằng cách khuyến khích con tham gia các lớp năng khiếu âm nhạc, nghệ thuật, học tiếng Anh, hoặc tạo một nhóm phụ huynh thường xuyên liên hệ để các con có cơ hội gặp gỡ, trao đổi những sở thích, đồ chơi của mình.

Đây sẽ là môi trường để bé phát triền và trò chuyện với những người có cùng sở thích và từ đó đẩy lùi sự tự ti.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đăng kí cho con tham gia thêm những trò chơi ngoài trời, những môn học ngoại khoá hay hoạt động thể dục thể thao tại nhà trường hoặc các CLB thiếu nhi.

Với các khoá học này, các con không chỉ học được các kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống mà còn giúp con có môi trường để tiếp xúc và quan sát những người bạn cùng chăn lứa.

Việc học ban đầu có thể gặp khó khăn vì trẻ ngại mở lòng nhưng bố mẹ cần kiên trì vì theo thời gian bé sẽ bắt đầu quen dần.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3. Chơi trò nhập vai

Trò chơi nhập vai rất thú vị với trẻ. Những hành động, lời nói của trẻ trong quá trình chơi là biểu hiện rõ nhất từ những gì bé học được, nhìn thấy được từ những người xung quanh.

Bạn hãy cùng trẻ chơi và đóng vai một người xa lạ và dạy trẻ chào hỏi cũng như tự giới thiệu bản thân.

Giúp trẻ đặt những câu hỏi thân thiện, lịch sự cũng giúp bé tìm hiểu sâu hơn về những người bạn mới.

Qua đó, bạn cũng nên dạy bé “chọn bạn mà chơi” để phát triển những mối quan hệ lành mạnh và cách phòng tránh với những người xấu.

4. Quan tâm chất lượng chứ không phải số lượng

Một vài trẻ có tính cách bẩm sinh là không thích nơi đông người và đông bạn bè. Trẻ chỉ thích chơi với vài người bạn mà trẻ thấy hợp ý và hài lòng nhất.

Điều này không hề xấu và bạn nên tôn trọng tính cách của trẻ.

Thay vào đó, bạn nên định hướng và giúp con có được những người bạn thực sự lâu bền. Bên cạnh việc giúp con kết bạn, cha mẹ cũng cần định hướng cho bé để giữ gìn những mối quan hệ lành mạnh, nhận biết bạn xấu và phải đối xử với bạn như thế nào cho đúng.

Và chỉ có trẻ mới hiểu được ai là người bạn tốt nhất với mình.

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Giảm béo

Dịch vụ

Đăng nhập