Hợp tác quảng cáo

Một số biểu hiện bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

11:17 AM | 29/06/2017 -
Cho con

Việc nhận biết dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Nó giúp các mẹ có những biện pháp chữa trị kịp thời để bảo vệ con yêu của mình.

Dưới đây là biểu hiện của chứng viêm tai giữa mà con bạn có thể mắc phải:

Sốt: Khi bị viêm tai giữa trẻ nhỏ thường ít bị sốt, chỉ trừ trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp và nhiệt độ khhi đó có thể tăng lên 39-40 độ C.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đau tai: Đau tai là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị viêm tai giữa, việc điều trị bệnh cho bé sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu như cha mẹ phát hiện ra bệnh của trẻ sớm, do vậy cha mẹ cần hết sức chú ý tới những dấu hiệu bất thường của trẻ.

Trong mũi có dịch nhày:

 Khi quan sát mũi của trẻ cha mẹ có thể biết trẻ có bị viêm tai giữa hay không vì trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa sau khi bị cảm lạnh, do vậy khi dịch nhầy trong mũi của trẻ chảy ra cũng chính là dịch ở trong tai của trẻ.

Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu thì trẻ bị nghẹt mũi, nước mũi chảy ra trong không có màu, tuy nhiên sau vài ngày thì dịch nhày này sẽ chuyển sang màu  xanh lá cây hay màu xanh, lúc này trẻ đã bị bệnh dịch nhày gây cảm giác khó chịu cho trẻ.

Trẻ hay thức giấc:

Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, khi trẻ bị bệnh thường thức giấc vào ban đêm và tở ra đau tai dữ dội, các cơn đau này có thể tăng lên khi gặp thời tiết lạnh.

Bé hay thức đêm còn do khi bé nằm ngửa  chất dich trong tai của trẻ sẽ dồn về phía màng nhĩ và tạo áp lực cho màng nhĩ khiến bé có cảm giác khó chịu, do vậy khi ngủ trẻ không muốn nằm ngửa mà trở người liên tục để giảm đau do dịch nhày gây ra.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Có 2 nguyên nhân gây nên bệnh viê tai giữa ở trẻ sơ sinh:

- Thứ nhất: do hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm;

- Thứ hai: vòi nhĩ thông giữa họng và tai giữa tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập. 

Các mầm bệnh không tự nhiên xâm nhập được, mà chúng đi theo con đường duy nhất: qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Do đó, bệnh viêm tai giữa là bệnh thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến: viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm a mi đan cấp ở trẻ em.

Điều đáng tiếc, đa phần viêm họng cấp ở trẻ em thường chưa được người nhà quan tâm đúng mức, coi đó là bệnh nhẹ, nên thường tự ra cửa hàng mua thuốc điều trị. Nhân viên bán thuốc hoặc dược sĩ không thể ra chẩn đoán chính xác. Có khi viêm tai giữa sắp vỡ mủ đến nơi nhưng lại được cho nhầm thuốc điều trị viêm mũi, vì về cơ bản giai đoạn đầu triệu chứng của chúng rất giống nhau. Do đó, điều trị không thể đạt hiệu quả.

Trúc Đào

 Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Giảm béo

Dịch vụ

Đăng nhập