Giới thiệu thức ăn bổ sung là giai đoạn cần thiết để bé chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm.
Việc bổ sung thức ăn dặm không chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho bé ở giai đoạn này mà còn thúc đẩy sự phát triển khứu giác và vị giác của bé. Nó cũng rèn luyện chức năng nuốt và nhai của bé, khi nhai thức ăn sẽ kích thích sự phát triển của răng và cơ miệng. Điều này có liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ của em bé trong tương lai.
Tóm lại, thức ăn dặm rất quan trọng, vì vậy muốn con phát triển tốt thì phải tránh 4 hiểu lầm sau đây khi bổ sung thức ăn dặm cho trẻ:
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng trẻ khỏe mạnh nên bú mẹ hoàn toàn trong khoảng 6 tháng. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trước 6 tháng tuổi.
Thức ăn dặm là thức ăn bổ sung và sữa vẫn là thức ăn chủ yếu của trẻ dưới 1 tuổi. |
Nếu cá nhân trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng, chúng có thể được bổ sung thức ăn dặm một cách thích hợp, nhưng không sớm hơn 17 tuần, cũng không muộn hơn 26 tuần.
Việc bổ sung thức dặm sớm hơn 4 tháng sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và thận của trẻ, đồng thời làm tăng khả năng mắc các bệnh dị ứng. Vì vậy, không nên cho trẻ sơ sinh dưới 4 tháng ăn dặm.
Đối với những bé đã được ăn dặm thì vẫn nên duy trì nguồn sữa. Thức ăn dặm là thức ăn bổ sung và sữa vẫn là thức ăn chủ yếu của trẻ dưới 1 tuổi. Một em bé 7 hoặc 8 tháng tuổi vẫn nên bú 700-800 ml sữa mỗi ngày.
Nhiều người lớn tuổi cho rằng súp rất bổ dưỡng. Giống như cơm canh và nước dùng, trẻ không thể ăn những thứ quá cứng, việc uống thêm súp không có gì sai.
Trên thực tế, có rất ít dinh dưỡng trong súp. Dinh dưỡng thực sự nằm trong chính thức ăn, hàm lượng protein trong một miếng thịt gà tương đương với 20 bát súp gà. Còn nước dùng có chứa nhân purin và chất béo chắc chắn không phải là thức ăn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ.
Trong quá trình biến trái cây thành nước trái cây, hàm lượng đường tăng lên, nhưng chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng bị mất đi, không thể giúp trẻ hết táo bón mà còn dễ gây sâu răng, béo phì. Và nước trái cây quá ngọt sẽ kích thích vị giác khiến trẻ mất hứng thú với nước.
Cho trẻ ăn một bát súp không chỉ chiếm diện tích mà còn thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nước trái cây quá ngọt sẽ kích thích vị giác khiến trẻ mất hứng thú với nước. |
Một số cha mẹ cho rằng trẻ không thể ăn thức ăn dạng hạt vì trẻ chưa mọc răng. Hơn nữa, bây giờ có các loại máy móc rất tiện lợi, tất cả đều được nấu thành dạng sệt nên không dễ bị hóc.
Trên thực tế, ngay cả khi trẻ chưa mọc răng, nướu của chúng vẫn đủ cứng để nghiền thức ăn.
6 đến 8 tháng là giai đoạn tốt nhất để rèn luyện khả năng nhai của trẻ. Trẻ 8 đến 10 tháng có thể ăn một số thức ăn dạng hạt, điều này không chỉ giúp ích cho sự phát triển của răng mà còn giúp trẻ vận động cơ miệng để phát triển ngôn ngữ trong tương lai.
Thực tế, trong giai đoạn đầu ăn dặm, trẻ sơ sinh không quá nhạy cảm với việc thức ăn có ngon hay không. Ở giai đoạn này, mẹ hãy cho bé thử các chế độ ăn nhạt hơn, bé có thể tự chấp nhận mùi vị của thức ăn vừa giúp cân bằng dinh dưỡng vừa tránh tình trạng kén ăn sau này.
Theo quan điểm dinh dưỡng, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn thêm muối. Trẻ sơ sinh không có nhu cầu cao về natri và thực phẩm tự nhiên có thể đáp ứng chúng.
Việc bổ sung thêm muối không chỉ làm tăng gánh nặng cho gan và thận của trẻ, phát triển vị giác nặng hơn, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau này. Nếu bạn cho trẻ ăn những món có vị nặng ngay từ đầu, thì việc trẻ chấp nhận những thức ăn có vị nhạt sẽ càng khó khăn hơn.
Bốn hiểu lầm khi bổ sung thực phẩm ăn dặm trên đây, mong các bậc cha mẹ sớm biết để nuôi con khỏe mạnh!
Xem thêm: Ngoài muối là sát thủ vô hình của bệnh huyết áp cao, còn có món này trong tủ bếp nhà bạn
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin