Hầu như không có một đứa trẻ nào lớn lên mà chưa từng mắc chứng đái dầm. Vậy đâu là nguyên nhân và chứng đái dầm có nguy hiểm với trẻ hay không?
Đái dầm về đêm ở trẻ là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ.
Bệnh thường gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi, thậm chí có những trẻ ở độ tuổi từ 10-15 tuổi vẫn còn bị đái dầm.
Có 2 loại đái dầm là:
- Đái dầm tiên phát: Tức là trẻ đái dầm từ bé đến lớn và liên tục, chiếm khoảng 90% các ca bệnh đái dầm.
- Đái dầm thứ phát: Có một khoảng thời gian trẻ không đái dầm nhưng sau đó lại mắc chứng đái dầm.
|
Ảnh minh họa |
Chứng đái dầm về đêm của trẻ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
1. Rối loạn nội tiết tố
Hormone chống bài niệu (antidiuretic hormone) có tác dụng ức chế việc sản xuất nước tiểu trong khi ngủ. Tuy nhiên hormone này ở trẻ bị đái dầm thấp hơn bình thường.
Khi lượng hormone này thấp, trẻ sẽ có lượng nước tiểu trong khi ngủ cao hơn các bạn cùng lứa, dẫn đến việc đái dầm.
2. Yếu tố di truyền
Bệnh đái dầm có yếu tố di truyền.
Nếu bố và mẹ đều bị đái dầm lúc nhỏ thì 70-75% con cái của họ sẽ bị bệnh này.
Tỷ lệ này giảm còn khoảng 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm và còn 15% nếu không có ai trong gia đình từng mắc chứng này khi nhỏ.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị đái dầm thì 40% anh chị em của trẻ cũng có nguy cơ đái dầm.
3. Ngủ quá sâu giấc
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc vì ngủ quá sâu, sẽ dẫn đến đái dầm.
Ảnh minh họa |
4. Chậm phát triển
Một số trẻ bị chậm phát triển về mặt thể chất và tâm lý nên chưa thể tự chủ trong việc đi tiểu đêm, tuy nhiên trẻ có thể kiểm soát được vấn đề này khi lớn hơn.
5. Bàng quang kém
Trẻ đái dầm có thể do bàng quang kém: thể tích bàng quang nhỏ, khả năng chứa nước tiểu thấp hơn bình thường…
Biểu hiện của những trẻ này là đi tiểu thường xuyên, vội vàng, khả năng nhịn tiểu kém.
6. Chậm phát triển
Một số trẻ bị chậm phát triển về mặt thể chất và tâm lý nên chưa thể tự chủ trong việc đi tiểu đêm, tuy nhiên trẻ có thể kiểm soát được vấn đề này khi lớn hơn.
7. Ăn uống
Nếu ban ngày trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nước và uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể gây ra hiện tượng đái dầm.
Ảnh minh họa |
8. Yếu tố tâm lý
Trẻ có thể bị đái dầm thứ phát do những căng thẳng về mặt tâm lý như chuyển nhà, chuyển trường, mất người thân, biến cố gia đình, chấn thương tâm lý…
Với những trường hợp này, đái dầm thường tự biến mất khi các rắc rối tâm lý được giải quyết.
9. Vấn đề bệnh lý
3% các trường hợp trẻ bị đái dầm là do vấn đề bệnh lý.
Các bệnh có thể gây ra hiện tượng đái dầm như: táo bón, thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường…
10. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ còn do một số nguyên nhân khác tạo thành như: lười vệ sinh, giun kim, táo bón, bị lạm dụng tình dục…
Cần lưu ý rằng, đái dầm không phải do lỗi của trẻ, vì thế cha mẹ không nên la mắng, chế giễu trẻ mà nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi mà trẻ tự chủ được và không đái dầm.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể hạn chế chứng đái dầm ở trẻ bằng các biện pháp như giới hạn uống nước hay các thực phẩm nhiều nước trước khi đi ngủ và đánh thức trẻ dậy để đi vệ sinh trong đêm.
Và hơn hết cách đối phó tốt nhất với chứng đái dầm là hãy xem nó như một tình trạng chậm phát triển hơn là một căn bệnh và không dồn sự chú ý quá nhiều vào trẻ.
Tiểu Bùi
Theo tạp chí Sống Khỏe