(SKGĐ) Âm nhạc thực sự là một thứ vô giá mà nhân loại tạo nên, không chỉ có tác dụng đến cảm xúc của con người nói chung, âm nhạc còn có tác dụng thần kì đến sự phát triển của những đứa trẻ.
Ảnh minh họa |
Tác dụng thần kì đầu tiên của âm nhạc phải kể đến khả năng kích thích sáng tạo ở trẻ nhỏ. Khi những cảm xúc trong bé còn hồn nhiên thì âm nhạc là chất xúc tác tuyệt vời cho sự hoạt động của tâm trí và tâm hồn bé.
Âm nhạc giúp bé thể hiện mình
Hãy dạy cho bé biết ca hát, đó là cách tốt nhất để bé thể hiện bản thân. Tiếng hát trong veo của bé luôn được chào đón, chính vì vậy, bản thân bé sẽ rèn luyện được sự tự tin khi hát, từ đó, giúp bé thể hiện mình.
Elizabeth Dotson - Westphalen, một cô giáo dạy nhạc cho biết: Nhiều trẻ chia sẻ rằng chúng cảm thấy mình tự tin vào bản thân hơn rất nhiều sau những giờ học nhạc. Chính điều này đã khiến âm nhạc trở thành một phương pháp đơn giản và rất hiệu quả trong việc rèn luyện sự tự tin.
Âm nhạc giúp trẻ kết nối với thế giới
Nhà tâm lý học chuyên về âm nhạc Michael Jolkovski đã từng khẳng định: Âm nhạc giúp bé giải phóng những lo lắng trong cuộc sống bằng cách kết nối với mọi người xung quanh. Như vậy, âm nhạc là chiếc cầu nối giúp bé mở rộng khả năng giao tiếp với thế giới quanh bé.
Hãy cho bé học một loại nhạc cụ, không chỉ giúp bé sau này có thêm tài lẽ mà thực sự gắn kết với thế giới và biết cách thể hiện mình hơn nữa.
Âm nhạc giúp bé cải thiện trí nhớ
Theo lời Maestro Eduardo Marturet, nhà soạn nhạc kiêm giám đốc âm nhạc của Miami Symphony Orchestra (Mỹ), các bé chơi nhạc từ nhỏ có học lực vượt trội hơn những bé không biết chơi hoặc không thích âm nhạc.
Như vậy, có thể thấy rằng, âm nhạc giúp kích thích sự phát triển các vùng não bộ, giúp bé thông minh hơn.
Âm nhạc giúp bé học tính kiên nhẫn
Việc tham gia những buổi biểu diễn âm nhạc thường xuyên các bé biết mình khi nào đến lượt biểu diễn. Từ đó, dễ dàng hình thành bản tính kiên nhẫn, biết chờ đợi đến lượt mình, không hấp tấp vội vàng.
Âm nhạc giúp bé tăng cường năng lực não bộ
Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, âm nhạc tác động chủ yếu lên vùng não bộ liên quan đến khả năng đọc hiểu, toán học, và phát triển tình cảm. Chính điều này khiến thói quen nghe nhạc hoặc chơi nhạc
Trong những buổi biểu diễn với ban nhạc hay một dàn nhạc, trẻ sẽ phải đợi đến lượt mình biểu diễn. Điều này vô hình chung đã dạy cho trẻ đức tính biết chờ đợi, kiên nhẫn.
T.H