Hợp tác quảng cáo

Thai nhi 33 tuần: Giai đoạn tăng tốc cho ngày chào đời

9:00 AM | 30/01/2022 -
Cho con

Thai nhi 33 tuần đã tăng trọng lượng từ 200 - 300 gram so với tuần thứ 32. Chiều dài của thai nhi cũng dần ở mức ổn định, gần bằng chiều dài của trẻ sơ sinh. Ở tuần này, trẻ sẽ có sự tăng trưởng, hoàn thiện để chuẩn bị cho chào đời sau đó ít tuần.

Vậy sự phát triển của thai nhi 33 tuần như thế nào? Mẹ bầu khi mang thai 33 tuần có những thay đổi về mặt thể trạng, tâm sinh lý ra sao? 

Để biết câu trả lời, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

1. Sự thay đổi về kích thước, cân nặng của thai nhi 33 tuần

1.1. Cân nặng, kích thước

Thai nhi 33 tuần đã có kích thước như một trái sầu riêng. Cũng ở tuần này, chiều dài của thai nhi tương đối ổn định, cân nặng tiếp tục tăng lên, xương phát triển cứng cáp hơn. Ngoài ra, não được thu nhỏ lại, thị giác và hệ thống miễn dịch tiếp tục hoàn thiện.

Thai nhi 33 tuan: Giai doan tang toc cho ngay chao doi

Cụ thể sự phát triển của thai nhi 33 tuần có thể kể đến như: 

+ Cân nặng: Thai nhi 33 tuần tuổi sẽ đạt cân nặng khoảng 2 - 2,3kg

+ Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 77 - 89 mm. 

+ Chiều dài xương đùi (FL) từ 58 - 70mm. 

+ Chu vi bụng (AC) từ 254 - 334mm.

+ Chu vi đầu (HC) từ 290 - 326mm

+ Chiều dài mông - đỉnh khoảng 44cm

1.2. Sự phát triển của các cơ quan

Làn da: Lớp lông tơ rụng nhiều hơn, da dày hơn do có lớp mỡ lớn bao bọc. Nhờ vậy mà da của bé đã đỡ nhăn nheo hơn, căng hơn, xương cũng cứng cáp hơn.

Trí não, hệ thần kinh: Đang dần hoàn thiện, giữ vai trò là trung tâm chỉ huy mọi hoạt động của cơ thể. Các tế bào thần kinh cũng phát triển nhanh và giúp bé có đủ khả năng tiếp nhận và phản ứng với bên ngoài.

Mắt: Khép, mở linh hoạt. Mắt của bé đã phân biệt rõ ngày và đêm.

Hệ miễn dịch: Hoàn thiện nhanh chóng, tiếp nhận nhiệt hơn các kháng thể đang truyền từ mẹ sang bé qua bánh nhau và dây rốn.

Thai nhi 33 tuan: Giai doan tang toc cho ngay chao doi

1.3. Hoạt động trong bụng mẹ

Giấc mơ: Ở tuần 33, những giấc mơ của thai nhi đã đến nhiều hơn, rõ nét hơn và được xác định thông qua những cử động của mí mắt khi bé đang ngủ.  

Thở: Nhịp thở đều, nhẹ nhàng; Nhờ vậy mà hệ hô hấp được luyện tập kỹ hơn, sẵn sàng cho việc thở độc lập sau khi chào đời. 

Nuốt nước ối: Thai nhi ở tuần này cũng nuốt nhiều nước ối hơn từ mẹ.

Ngoài ra, các hoạt động như đạp vào bụng mẹ, nghịch dây rốn, mút tay, nấc… cũng diễn ra liên tục, hàng ngày và mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được. 

2. Mẹ bầu mang thai 33 tuần thay đổi như thế nào?

Ở tuần 33, những thay đổi của mẹ bầu trở nên rõ rệt hơn. Thậm chí, một số thay đổi mới cả về thể trạng cũng như tâm sinh lý cũng sẽ xuất hiện trong tuần này. 

Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch khi mang thai là hiện tượng những mạch máu sưng gồ lên, chằng chịt và ngoằn ngoèo như những đường gân xanh, tím. Việc giãn tĩnh mạch xuất hiện trên các vùng da như bắp chân, âm hộ hoặc cũng như nhiều vùng khác trên cơ thể. 

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng bình thường và có thể bắt gặp ở khoảng 60% phụ nữ mang thai. Giãn tĩnh mạch thông thường chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, không gây đau hay tác động nhiều tới sức khoẻ. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng khi bị giãn tĩnh mạch nhé. 

Thai nhi 33 tuan: Giai doan tang toc cho ngay chao doi

Đau dây chằng tròn

Đau dây chằng tròn cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát triển của thai nhi tăng áp lực lên dây chằng. Khi những dây chằng co giãn nhanh chóng, nó sẽ tác động đến các dây thần kinh và gây đau.

Nếu bị đau dây chằng tròn mà không kèm các cảm giác sốt, ớn lạnh hay chảy máu khi đau thì mẹ bầu không cần quá lo lắng nhé. 

Thay đổi móng tay, móng chân

Ở tuần thai thứ 33, móng tay của mẹ có thể mọc nhanh hơn nhưng có xu hướng giòn, dễ gãy hơn. 

Khó thở

Bụng bầu lớn, tử cung to lên sẽ gây chèn ép tới phổi cũng như hệ hô hấp. Điều này sẽ gây ra tình trạng khó thở, thở nhanh, thở gấp. Điều này có thể xảy ra nghiêm trọng hơn trong những tuần tiếp theo. 

Vì vậy, mẹ bầu 33 tuần nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi phù hợp để đảm bảo sức khoẻ ổn định, không chịu quá nhiều sự khó khăn do khó thở gây ra. 

Thai nhi 33 tuan: Giai doan tang toc cho ngay chao doi

Vụng về, hay quên

Thai nhi lớn dần cũng đồng nghĩa với các hoạt động sinh hoạt của mẹ trở nên vụng về, lóng ngóng hơn. 

Ngoài ra ở tuần này, mẹ cũng hay quên hơn. Đây được gọi là hiện tượng bộ não sương mù (chứng hay quên) đó có thể được gây ra bởi giới tính bé. Phụ nữ mang thai con gái thường hay quên hơn con trai.

3. Chăm sóc mẹ bầu mang thai 33 tuần cần chú ý những gì? 

Ở tuần mang thai 33, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn cũng như bổ sung đầy đủ dưỡng chất, giữ tinh thần ổn định, thoải mái. Mang thai tuần 33, mẹ bầu nên chú ý những điều sau. 

Tăng cường thời gian nghỉ ngơi

Khi bụng bầu càng lớn thì mẹ càng mệt mỏi, uể oải và khó ngủ, ngủ không sâu. Bên cạnh đó, các triệu chứng như chuột rút, tê bì chân tay, ợ nóng sẽ khiến giấc ngủ của mẹ liên tục bị ngắt quãng. 

Do đó, mẹ bầu nên tăng cường thời gian nghỉ ngơi, tranh thủ ngủ nghỉ khi có thể. Ngoài ra, mẹ cũng nên tắm nước ấm, ngâm chân, massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Gối ngủ cũng là vật dụng mẹ có thể sử dụng để dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

Thai nhi 33 tuan: Giai doan tang toc cho ngay chao doi

Sử dụng nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3

Axit béo omega-3 (DHA) có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của thai nhi, nhất là trí não và thị lực. Theo nghiên cứu, việc hấp thu và tích luỹ DHA xảy ra nhiều nhất trong thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi vậy mà mẹ đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng này nhé. 

Ngoài việc phát triển toàn diện, DHA cũng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ chuyển dạ sinh non và bảo vệ chống trầm cảm sau sinh.

Theo khuyến nghị, mẹ bầu mang thai tuần 33 và 3 tháng cuối nên bổ sung từ 8 - 12 ounce (hai bữa ăn trung bình) một tuần với nhiều loại cá và động vật có vỏ nấu chín ít thủy ngân, như tôm, cá rô phi, cá hồng, cá hồi, cá phấn và cá da trơn…

Bổ sung đầy đủ hàm lượng canxi cần thiết 

Canxi là vi chất cần thiết để giúp xương của thai nhi cứng cáp và dài ra. Canxi cũng sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng đau lưng, đau xương khớp, loãng xương trong quá trình mang thai và sau sinh. 

Canxi được tìm thấy nhiều nhất trong sữa và các chế phẩm; hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ, các loại rau xanh lá… 

Khi bổ sung canxi, mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm nguồn vitamin D, Photpho để quá trình hấp thu canxi vào cơ thể và vào xương được tốt hơn. 

Thai nhi 33 tuan: Giai doan tang toc cho ngay chao doi

4. Những câu hỏi thường gặp khi mang thai 33 tuần 

4.1. Mang thai 33 tuần có nên siêu âm nhiều lần?

33 tuần không nằm trong mốc siêu âm định kỳ mà các bác sĩ khuyến cáo. Tuy nhiên nếu mẹ chưa tiến hành siêu âm, đánh giá thai kỳ ở tuần 32 thì sang tuần 33 này, mẹ bầu có thể tới bệnh viện để kiểm tra. 

Thai nhi 33 tuan: Giai doan tang toc cho ngay chao doi

Việc kiểm tra, siêu âm thai 33 tuần sẽ giúp các bác sĩ và mẹ bầu nắm rõ tình trạng của thai nhi như: 

+ Theo dõi cân nặng của thai nhi để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.

+ Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển, nước ối cạn… để can thiệp kịp thời

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần theo dõi sát các hoạt động của thai nhi cũng như dấu hiệu của thai kỳ để nhận biết các tình huống như: 

+ Dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời

+ Nhận biết rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.

+ Chảy máu, xuất huyết

+ Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

4.2. Thai nhi 33 tuần chưa quay đầu có sao không?

Từ khoảng tuần 30 - 32, thai nhi sẽ dần quay đầu, về ngôi thuận để chuẩn bị chào đời. Ở tuần 33, rất nhiều thai nhi đã quay đầu thành công. Tuy nhiên cũng có không ít thai nhi vẫn chưa quay hoặc quay ngang. 

Đây là một điều hết sức bình thường và không cần quá lo lắng. Để giúp thai nhi quay đầu dễ hơn, mẹ có thể kết hợp thực hiện nhiều bài tập hoặc các động tác massage. 

4.3. Trẻ sinh non 33 tuần có phát triển bình thường không? 

Thai nhi 33 tuần đã có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể và có thể sống sót bình thường nếu được can thiệp y tế kịp thời. Mặc dù vậy, một vài chức năng của cơ thể, nhất là phổi, hệ miễn dịch vẫn còn chưa thực sự hoàn thiện. 

Thai nhi 33 tuan: Giai doan tang toc cho ngay chao doi

Nếu không may sinh non ở tuần 33, em bé cần được chăm sóc kỹ lưỡng trong phòng đặc biệt từ 4 - 5  tuần sau đó. Sau khi xuất viện, bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường sức khỏe, khả năng đề kháng tự nhiên.

Bố mẹ cũng nên bảo vệ con tốt hơn, cẩn thận hơn, tiêm phòng đầy đủ, hạn chế những nguy cơ gây ốm, bệnh bởi trẻ sinh non thường có sức đề kháng không tốt bằng trẻ sinh đủ ngày tháng. 

Thai nhi 33 tuần đã có sự hoàn thiện về các hệ cơ quan, tuy nhiên vẫn cần có thêm thời gian để hoàn thiện các chức năng. Đây cũng là tuần mà thai nhi tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ để chuẩn bị chào đời. Vì vậy mẹ bầu khi mang thai 33 tuần cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đúng cách để mẹ khoẻ, con khoẻ nhé. 

 Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Giảm béo

Dịch vụ

Đăng nhập