Hợp tác quảng cáo

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em: Cha mẹ cần lưu ý điều gì khi theo dõi tại nhà và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con

5:04 PM | 28/10/2021 -
Cho con

Ngày 27/10, TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho hơn 1.500 học sinh đầu tiên của thành phố. Các đơn vị đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn trước và sau tiêm giúp học sinh và phụ huynh yên tâm hơn.

Mặc dù vậy, việc tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh vẫn khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng. Đa số các bậc cha mẹ đều băn khoăn về cách chăm sóc, theo dõi con em mình tại nhà sau khi tiêm vaccine.

Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Trên mạng xã hội, người ta chia sẻ rằng, trước khi tiêm vaccine COVID-19 nên uống nước lá tía tô để tránh các phản ứng sau tiêm như sốt... Vậy, với trẻ em trước khi vaccine COVID-19 có nên uống nước lá tía tô như nhiều người mách bảo không?".

Tiem vaccine COVID-19 cho tre em: Cha me can luu y dieu gi khi theo doi tai nha va dam bao che do dinh duong cho con

TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh.

Về vấn đề này, Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng - Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết:

"Hiện nay việc uống nước lá tía tô chúng tôi không khuyến cáo. Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sau tiêm đầy đủ cũng như những vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ là cần thiết. Các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm, bởi vì trước khi trẻ được tiêm chủng vaccine COVID-19, cơ sở y tế phải khám sàng lọc, đo huyết áp, đo thân nhiệt cho trẻ. Cán bộ y tế phải khai thác tiền sử của trẻ... nếu trẻ đủ điều kiện tiêm chủng thì chúng tôi mới chỉ định tiêm. Chúng ta không nên uống nước lá tía tô trước khi tiêm".

Về phản ứng sau khi tiêm vaccine COVID-19 đối với trẻ, theo Thạc sỹ Ngô Khánh Hoàng, các phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 ở trẻ em cũng giống như người lớn, có thể khác nhau tùy loại vaccine, có thể vaccine này xảy ra một số phản ứng không như mong muốn qua các nghiên cứu.

Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đã triển khai tiêm cho trẻ từ 12 tuổi và Bộ Y tế cũng đã cho phép chúng ta tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Phản ứng phổ biến là khoảng trên 10% có biểu hiện là đau đầu, đau khớp, đau tại vị trí tiêm… Ngoài ra, trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ớn lạnh và có thể tiêm mũi 2 có biểu hiện các triệu chứng này cao hơn so với mũi 1. Ngoài ra, các phản ứng phổ biến có khoảng từ 1/100.000 đến dưới 1 trường hợp có thể xảy ra buồn nôn hoặc đỏ ở các vị trí tiêm.

Một số phản ứng xảy ra ít hơn như nổi hạch, mất ngủ, khó  chịu, ngứa ở vị trí tiêm. Hiếm gặp hơn là khoảng 1/10.000 trường hợp có thể liệt mặt ngoại biên hoặc phản ứng viêm cơ tim nhưng rất hiếm gặp, mới chỉ ghi nhận ở một số quốc gia.

Quá trình theo dõi sau tiêm cho trẻ em cần lưu ý những gì, chế độ dinh dưỡng ra sao?

Thạc sỹ Hoàng cho rằng, sau khi tiêm vaccine, các bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ 30 phút tại điểm tiêm. “Chúng tôi cũng khuyến cáo, cha mẹ tiếp tục theo dõi trẻ ít nhất trong 3 ngày đầu, đặc biệt là 7 ngày sau tiêm, thời gian theo dõi có thể kéo dài 28 ngày sau khi tiêm.

Tiem vaccine COVID-19 cho tre em: Cha me can luu y dieu gi khi theo doi tai nha va dam bao che do dinh duong cho con

Cha mẹ nên tiếp tục theo dõi trẻ ít nhất trong 3 ngày đầu, đặc biệt là 7 ngày sau tiêm, thời gian theo dõi có thể kéo dài 28 ngày sau khi tiêm.

Khi trẻ có một số dấu hiệu như: Đau ngực, khó chịu, buồn nôn, khó thở, chóng mặt thì phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.  Chẳng hạn ở miệng có cảm giác tê, da có phát ban mẩn đỏ, họng ngứa, đau đầu kéo dài,  đau dữ dội, tức ngực... cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Chúng tôi cũng khuyến cáo, kể cả với người lớn, sau khi tiêm phòng cần có người thân ở bên cạnh sát sao để hỗ trợ hoặc thông báo đến cơ sở y tế kịp thời nếu xảy ra phản ứng. Với hững trường hợp tiêm, luôn cần có người theo dõi 24/24, ít nhất là trong 30 giờ.

Người vừa tiêm vaccine không nên dùng chất kích thích, uống rượu bia trong thời gian 3 -7 ngày đầu. Nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường uống nước hoa quả.

Nếu thấy vị trí tiêm đau mẩn đỏ, cần tiếp tục theo dõi nhưng không nên đắp chườm, thường xuyên đo thân nhiệt. Nếu sốt dưới 38,5 độ C, cần nới lỏng quần áo, chườm, lau bằng khăn khô, uống nước, không để cơ thể bị lạnh. Sốt trên 38,5 độ C, có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhưng cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc.

Xem thêm: Chụp X-quang cho thấy sự khác biệt đáng kinh ngạc mà vaccine COVID-19 thực sự tạo ra

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Giảm béo

Dịch vụ

Đăng nhập