Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, ở Việt Nam có khoảng 25-40% trẻ em bị thiếu kẽm. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển chiều cao và thậm chí còn “trì hoãn” thời gian dậy thì của trẻ.
Để tránh tình trạng trẻ thiếu kẽm, bố mẹ nên bổ sung chất kẽm cho trẻ qua 10 thực phẩm sau đây:
1. Thịt
Các loại thịt lợn, bò, gà… không những cung cấp một lượng protein đầy đủ mà nó còn là một nguông cung cấp dồi dào chất kẽm. Bố mẹ nên cho trẻ ăn thịt điều độ để có một cơ thể chắc khỏe. Tuy nhiên, khi chế biến món ăn cho trẻ thì bạn cho trẻ ăn thịt nạc, bỏ mỡ và da.
Ảnh minh họa |
100 gam thịt bò nấu chín có thể cung cấp tới 12,3 mg hoặc 82% lượng kẽm cần thiết. Tương tự như vậy, 100 gam thịt lợn nạc nấu chín cung cấp 5 mg hoặc 33% DV kẽm. Gà cũng chứa hàm lượng kẽm cao. Một đùi gà trống nấu chín cung cấp 15% DV loại khoáng chất này.
2. Hải sản
Ảnh minh họa |
Các mẹ nên nhớ những động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm và hến chứa rất nhiều kẽm. Tuy nhiên, vì những loại động vật này chứa hàm lượng kẽm quá cao nên bạn đừng sử dụng chúng quá thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Lạm dụng kẽm có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm miễn dịch và những khó khăn trong quá trình chuyển hóa các khoáng chất khác.
3. Trái cây
Trái cây là loại thực phẩm chứa một lượng kẽm dồi dào, tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng giàu kẽm.
Lựu là loại trái cây đứng đầu danh sách với hàm lượng 3mg kẽm/ quả. Đứng thứ hai là trái bơ với 1,3mg kẽm mỗi quả, đặc biệt, bơ còn được coi là “siêu thực phẩm” trong giai đoạn trẻ ăn dặm.
4. Ngũ cốc
Ngũ cốc là một trong số những loại đồ uống có lợi và chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tốt cho sức khỏe của con người. Các loại ngũ cốc từ dạng cám cho tới nguyên hạt đều chứa hàm lượng kẽm rất lớn.
Cứ 1 khẩu phần ăn gồm 100 gram ngũ cốc cung cấp 52mg kẽm. Ngũ cốc cung cấp năng lượng, giàu protein... giúp cho sự phát triển của trẻ.
5. Các loại hạt
Các loại hạt rất giàu kẽm. Cụ thể hạt điều chứa rất nhiều loại khoáng chất này. 100 g hạt điều có thể mang tới 5,6 mg hoặc 37% DV kẽm.
Các loại hạt khác có chứa nhiều kẽm bao gồm hạt thông (12% DV), hồ đào, (9% DV), hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó (6% DV mỗi) và hạt dẻ (5% DV).
6. Rau củ quả xanh
Các loại rau chứa nhiều kẽm bao gồm đậu xanh (1mg) và măng tây (0,5mg). Ngô cũng có thể cung cấp 0,7mg kẽm trong khi khoai tây và bí ngô lại mang tới 0,6mg loại dưỡng chất này.
Trong cải bó xôi, cải xoăn là loại rau xanh rậm lá rất tốt cho sức khỏe của trẻ với hàm lượng kẽm cao. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều giúp thúc đẩy hệ miễn dịch hiệu quả.
7. Sôcôla đen
|
Ảnh minh họa |
Một miếng sôcôla đen có thể giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường chất kẽm cho cơ thể của bé yêu.
100g sôcôla đen có thể mang lại 9,6mg kẽm. 100g bột ca cao cung cấp 6,8mg tương ứng 45% DV kẽm. Thi thoảng ăn sôcôla đen là cách hữu hiệu để tăng lượng kẽm hấp thụ.
8. Mầm lúa mì
Mầm lúa mì cũng là một nguồn thực phẩm giàu kẽm. Cứ 100gr mầm lúa mí có thể cung cấp 17mg kẽm tương ứng với 111% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Bạn có thể bổ sung mầm lúa mì vào bữa ăn của mình bằng cách chế biến các loại bánh hoặc rắc chúng lên món salad của mình.
9. Hạt bí ngô
Ảnh minh họa |
Bên cạnh việc là một loại thực phẩm giàu kẽm, hạt bí ngô cũng sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa một mốt bệnh ung thư và hỗ trợ hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh.
100g hạt bí ngô có thể cung cấp khoàng 10,3mg kẽm tương ứng với 69% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
Để có được lượng kẽm tối đa, bạn nên ăn sống chúng bởi lẽ rang chúng lên có thể làm giảm hàm lượng kẽm.
10. Hạt vừng
Hạt vừng cũng rất giàu khoáng chất và kẽm là một trong số chúng. Cho dù bạn ăn sống hay nghiền chúng thành bơ tahini thì 100g hạt vừng vẫn có thể cung cấp khoảng 10mg kẽm.
Ngân Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe