Những món ăn chiên, rán hay chứa hormone tăng trưởng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ hiện nay. Tình trạng này có thể rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, làm trẻ bị lùn, có ham muốn tình dục sớm, tăng khả năng bệnh tim mạch sau này.
Vì vậy, cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ không bao giờ là thừa để ngăn ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Cụ thể, mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng 6 loại thực phẩm dưới đây.
1. Thức ăn chiên, rán
Khi được tiếp xúc trực tiếp với lửa dầu chiên ở nhiệt độ cao, các loại thức ăn như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích… sẽ bị biến đổi chất dẫn đến rối loạn hormone trong cơ thể nếu ăn vào. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng dậy thì sớm. Ngoài ra, các thực phẩm chiên rán còn chứa rất nhiều calo và chất béo có thể dẫn đến tăng cân và béo phì - cũng chính là một nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ.
Giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho rằng, leptin được tiết ra từ các tế bào chất béo đóng vai trò điều chỉnh sự thèm ăn và chức năng sinh sản của con người. Khi một đứa trẻ có đủ leptin trong cơ thể, đó là lúc tuổi dậy thì bắt đầu. Vì vậy, những đứa trẻ thừa cân có nồng độ leptin cao thì sẽ dậy thì sớm hơn.
Thức ăn chiên, rán dễ chuyển hóa thành chất béo và các chất độc hại, nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây thừa cân, béo phì, rối loạn nội tiết tố, từ đó dẫn đến nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. |
2. Rau củ quả trái mùa
Các loại rau củ quả trái mùa đa phần được sử dụng các loại thuốc hóa học để ép chúng chín. Nếu ăn phải các loại trái cây này, trẻ em có nguy cơ dậy thì sớm.
3. Thịt cổ gia cầm
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: Với các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng... chất tăng trọng sẽ tập trung chủ yếu ở vùng cổ. Nếu thường xuyên ăn các loại thịt này, cơ thể trẻ có thể bị kích thích, mất căng bằng hormone. Từ đó có nguy cơ dậy thì sớm.
Ở vùng cổ gia cầm, thường tập trung rất nhiều thuốc tăng trọng. Khi trẻ ăn nhiều thịt cổ, đồng nghĩa trẻ sẽ bị kích thích dậy thì sớm. |
4. Thức ăn đóng hộp
Các loại thức ăn đóng hộp thường có lượng muối rất cao để bảo quản giúp làm chậm quá trình hư hỏng, và tạo hương vị đậm đà cho thức ăn. Thế nhưng, muối chính là chất kích thích dậy thì. Một nghiên cứu được lưu trữ trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy: Muối làm tăng khả năng sinh sản ở động vật. Còn ở người, những thức ăn chứa hàm lượng muối cao sẽ kích hoạt sản sinh hormone neurokinin B - một trong những loại hormone khiến trẻ bị dậy thì sớm.
Ngoài lượng muối cao, thức ăn đóng hộp còn chứa thành phần chất bảo quản, chất tạo màu… làm biến đổi hormone gây dậy thì sớm. |
5. Nước ngọt có ga
Trong nước ngọt có ga thường chứa chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết) cao hơn nước trái cây tự nhiên rất nhiều. Các nhà khoa học cho rằng, những thực phẩm chứa nhiều glycemic sẽ khiến mức insulin trong cơ thể tăng vọt, từ đó làm tăng tiết hormone khiến những trẻ em gái có kinh nguyệt sớm.
2 cách giúp mẹ hạn chế trẻ tiêu thụ những thức ăn gây dậy thì sớm kể trên
Các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, để ngăn ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, mẹ có thể áp dụng 2 cách dưới đây:
Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như: bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng... để giúp trẻ tiêu hao năng lượng, tránh bị béo phì. Từ đó, giảm thấp mức hormone trong cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, đừng quên quan tâm, trò chuyện với trẻ mỗi ngày để dễ dàng phát hiện ra những dấu hiệu phát triển tâm lý dậy thì sớm (nếu có) ở trẻ.
Một lưu ý khác nữa là mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng những sản phẩm kem bôi da có các thành phần liên quan đến hormone sinh dục như estrogen hay testosterone. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu dậy thì sớm so với các bạn đồng trang lứa thì cân nhắc để đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin