Một nghiên cứu mới nhất từ một trường đại học ở Phần Lan cho biết, ăn 3 quả trứng 1 tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Khi thử nghiệm đối với đàn ông, họ phát hiện ra rằng những người ăn trứng hàng ngày có một lượng lipid nhất định trong máu và họ thường khỏe mạnh, ít mắc bệnh.
Những người mắc tiểu đường loại 1 đồng nghĩa với việc không thể sản xuất insulin, chất giúp điều chỉnh glucose trong cơ thể. Đối với tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy của người bệnh sẽ không tạo ra đủ hoặc cơ thể không phản ứng với insulin, đồng nghĩa với việc điều tiết lượng glucose trở nên kém hơn, dễ tụ lại trong máu thay vì đi đến các vùng trên cơ thể và cung cấp năng lượng.
Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, sút cân, khát nước, tiểu nhiều, mắt mờ...
Cùng trở lại với nghiên cứu mới đây về việc ăn 3 quả trứng 1 tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Lợi ích của việc ăn trứng mỗi ngày
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho rằng trứng là một thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn mỗi ngày.
Mỗi quả trứng chứa khoảng 0,5 gram carbohydrate, theo lý thuyết, chất này giúp kiểm soát lượng đường trong máu khi nạp vào cơ thể một lượng vừa đủ.
Đồng thời, trứng rất giàu kali giúp kiểm soát nồng độ natri và biotin, rất tốt cho việc sản xuất insulin, tốt cho tim mạch.
Trứng là thực phẩm giúp no lâu lại ít calo thích hợp cho người ăn kiêng.
Cholesterol xấu có trong trứng không tốt cho người bệnh tiểu đường?
Những người mắc bệnh tiểu đường được khuyến nghị nên giới hạn mức cholesterol hàng ngày ở mức 200mg, trong khi 1 quả trứng chứa 187mg cholesterol. Tuy nhiên cholesterol tập trung chủ yếu ở lòng đỏ, do vậy người mắc bệnh tiểu đường nên ăn lòng trắng trứng.
Kết luận lại, nếu chỉ ăn giới hạn 3 quả trứng 1 tuần thì sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đối với người bình thường.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, phòng bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống cần cắt giảm lượng dầu mỡ, thực phẩm có chứa carbohydrate như rượu, đường, bánh ngọt, nước ngọt, hoa quả sấy khô, ô mai...
Tăng cường các thực phẩm nhiều đạm như thịt bò, trứng, rau bina, cá hồi... giúp cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu.
Nên tiêu thụ chất béo từ nguồn gốc thực vật như các loại hạt, bơ, dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành...
Chia nhỏ bữa ăn, thay vì ăn 3 bữa hãy chia nhỏ thành 6 bữa ăn một ngày để kiểm soát lượng đường sau mỗi bữa ăn.
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe