Hợp tác quảng cáo

Bác sĩ cảnh báo hai gia vị phổ biến có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Các chuyên gia y tế tin rằng hiện nay chúng ta đang tiêu thụ quá nhiều những thành phần có khả năng gây hại này và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ là tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não tạm thời bị cắt đứt. Trong phần lớn các trường hợp, đây là kết quả của cục máu đông, nhưng đột quỵ cũng có thể do vỡ mạch máu.

Giống như nhiều vấn đề y tế, nguy cơ đột quỵ tổng thể có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của bạn.

Bác sĩ Deborah Lee, đến từ Anh Quốc đã cảnh báo về nguy cơ dư thừa đường và muối trong chế độ ăn uống của chúng ta.

Bac si canh bao hai gia vi pho bien co the lam tang nguy co dot quy
Lượng đường cao (ví dụ đồ uống có ga) là một yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ, một phần là do nó có liên quan đến tăng cân và bệnh đái tháo đường type 2, gây tổn thương và viêm động mạch.

Đường

Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bác sĩ Lee giải thích: “Trong một nghiên cứu gần đây năm 2023, cứ tăng 5% tổng lượng calo từ đường thì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng 10%. Ngoài ra, thực phẩm nhiều đường có liên quan đến béo phì, tiểu đường loại 2 và huyết áp cao”. 

Lượng đường được sử dụng trong nghiên cứu là 'đường tự do', nghĩa là tất cả các loại đường được các nhà sản xuất thêm vào thực phẩm và cũng bao gồm các loại đường tự chế như mật ong, xi-rô và đường thêm vào các loại nước ép trái cây nào. Tuy nhiên chuyên gia nhấn mạnh, đường được tự nhiên trong trái cây, rau và sữa là loại đường an toàn”.

Thực phẩm nhiều đường dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến, từ đó gây ra cảm giác thèm ăn nhiều đường hơn. Điều này thực sự có hại.

Để cắt giảm lượng đường, chúng ta nên đọc nhãn thực phẩm và chọn những thực phẩm ít đường. Thực phẩm ít đường được phân loại là thực phẩm có tổng lượng đường từ 5g trở xuống trên 100g tổng khối lượng.

Muối

Bac si canh bao hai gia vi pho bien co the lam tang nguy co dot quy
Thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây đột quỵ.

Muối là tác nhân chính gây ra huyết áp cao - một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ.

Tiến sĩ Lee cho biết: “Khi huyết áp quá cao, điều này làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não – dẫn đến xuất huyết não – đột quỵ”.

Muối thường được giấu trong thực phẩm. Một người trưởng thành trung bình tiêu thụ từ 9 đến 12g muối mỗi ngày – gấp đôi lượng khuyến nghị là 5g mỗi ngày.

Trong một đánh giá gần đây của BMJ về các nghiên cứu y học, việc chuyển sang sử dụng chất thay thế muối – chứa ít natri clorua và nhiều kali hơn – đã làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương, đồng thời giúp giảm 11% nguy cơ đột quỵ và đau tim.

Tiến sĩ Lee cũng khuyên chúng ta nên áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải nếu có thể để giảm nguy cơ đột quỵ.

Chế độ ăn Địa Trung Hải ưu tiên trái cây, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh, đồng thời bao gồm ít thực phẩm chế biến sẵn và ít thịt hơn.

Các triệu chứng đột quỵ có thể được ghi nhớ bằng từ viết tắt FAST.

F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

A (ARM): Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.

S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.

T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Xem thêm: Cơ thể sẽ phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề nào, sau khi cơn đột quỵ xảy ra?

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý