Hợp tác quảng cáo

Cà phê gây ung thư hay ngừa ung thư, đâu là câu trả lời chuẩn xác?

Câu hỏi cà phê tăng khả năng phòng chống ung thư hay là tác nhân gây ra các căn bệnh ung thư từng “thách đố” rất nhiều nhà khoa học cũng như những ai đang nghiên cứu về loại thức uống này. Vậy cà phê có lợi hay có hại? Thực hư thông tin này ra sao?

Cà phê gây nguy cơ ung thư?

Cà phê là thức uống quen thuộc của nhiều người và phần đông vẫn cho rằng cà phê gây hại cho sức khỏe do chứa chất kích thích thần kinh. 

Theo một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc từng được đăng tải trên Sunday Times, cà phê là thức uống chứa khá nhiều độc tố acrylamide vốn là nguồn cơn của các căn bệnh ung thư. Nghiên cứu còn mạnh dạn cho rằng những ai tiêu thụ cà phê mỗi ngày đều sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn gấp nhiều lần so với người không dùng chúng thường xuyên.

Ca phe gay ung thu hay ngua ung thu, dau la cau tra loi chuan xac?

Chất acrylamide được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, trong quá trình rang chín, hạt cà phê cũng đã tạo ra một lượng acrylamide đáng kể. 

Trước đó, Hội đồng Giáo dục và Nghiên cứu Toxic (CERT), và 90 công ty cà phê bao gồm Starbucks, Associated Press (AP) báo cáo. Luật pháp ở California yêu cầu cảnh báo về một loạt các hóa chất có thể gây ung thư. CERT cho rằng ngành cà phê không được miễn trừ luật này vì cà phê có chứa acrylamide và điều này liên quan đến ung thư. Thẩm phán phán quyết rằng các bị cáo đã không chứng minh được lợi ích từ việc uống cà phê vượt trội hơn bất kỳ rủi ro nào.

Cà phê có tác dụng ngăn ngừa ung thư?

Trái ngược với nghiên cứu bên trên, các nhà khoa học Ý lại có một kết quả hoàn toàn bất ngờ. Cụ thể, trong một nghiên cứu được tiến hành trên 3.153 người bệnh trong khoảng thời gian từ năm 1996-2012 và phát hiện ra rằng, nếu mỗi người mỗi ngày uống đều đặn 3 cốc cà phê sẽ giảm được đến 50% nguy cơ mắc ung thư gan. 

Một nhóm chuyên gia từ cơ quan chống ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã nói rằng, uống cà phê thường xuyên có thể thực sự bảo vệ cơ thể, chống lại một số loại ung thư nhất định .

Ca phe gay ung thu hay ngua ung thu, dau la cau tra loi chuan xac?

 Bác sĩ Edward Giovannucci, một chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Y tế Cộng đồng Harvard cũng đồng tình: “Dùng ở mức tối thiểu, cà phê không có lợi cũng không có hại. Có chăng là bằng chứng khá tốt cho thấy ích lợi của cà phê đối với bệnh ung thư".

Một nghiên cứu khác do các chuyên gia Đại học Harvard (Mỹ) thực hiện thì những người uống cà phê có hàm lượng caffein thấp một cách điều độ có thể ngăn ngừa 7 loại ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng…

Quả thật, nếu nói cà phê gây ung thư cũng không có gì ngạc nhiên vì trong quá trình được rang chín, hạt sẽ sản sinh ra acrylamide không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lượng caffein có trong hạt cũng có vai trò phòng chống ung thư. Vì thế, câu trả lời thích hợp nhất trong trường hợp này chính là chúng ta nên sử dụng cà phê với định lượng phù hợp. 

Thời gian và liều lượng cà phê nên uống mỗi ngày

Trên thực tế các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra được 4 “thời điểm vàng” để uống cà phê tốt cho sức khỏe, lại đáp ứng được nhu cầu sở thích của nhiều người với loại đồ uống này: uống cà phê vào buổi sáng, uống cà phê 30 phút sau khi ăn, một tách cà phê trước khi tập thể dục, uống cà phê khi mệt mỏi.

Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyến nghị bạn nên uống 1-2 ly cà phê một ngày, tối đa là 4 ly (tổng số caffeine là khoảng 150-250mg) là vừa phải. Nhiều hơn 4 ly có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ca phe gay ung thu hay ngua ung thu, dau la cau tra loi chuan xac?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lượng caffeine trong một ngày lớn hơn 1g (tương đương 8-12 ly cà phê), nó sẽ dẫn đến ngộ độc, kết quả là gây ra tình trạng hồi hộp nôn mửa, ngất xỉu. Uống hơn 10 gram trong một ngày sẽ có nguy cơ tử vong. Do vậy, bạn nên biết rõ để kiểm soát lượng caffein vào cơ thể tốt hơn để đảm bảo sức khỏe.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý