Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là sự tích tụ của các tế bào mỡ trong cơ quan có thể gây ra sẹo không thể phục hồi. Một trong những cách tốt nhất để chống lại NAFLD là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
Liên quan chặt chẽ đến béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFL) là một tình trạng sức khỏe hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, 1/5 dân số Anh đang trong giai đoạn đầu bệnh gan nhiễm mỡ. Khi nhiều chất béo được lưu trữ trong gan, quá trình viêm phát triển và xơ hóa xảy ra. Xơ hóa là khi các tế bào gan được thay thế bằng các mô sẹo xơ; nếu sẹo trở nên nghiêm trọng, nó được gọi là xơ gan. Trong quá trình xơ gan, gan trở nên cứng và phát triển các nốt không đều.
Nếu gan nhiễm mỡ không được kiểm soát, tình trạng suy gan sẽ phát triển, điều này làm nguy hiểm đến tính mạng của người mắc.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là sự tích tụ của các tế bào mỡ trong cơ quan có thể gây ra sẹo không thể phục hồi - (Ảnh: Internet). |
Vậy nếu bạn biết mình đã mắc bệnh gan nhiễm mỡ và bạn muốn đảo ngược nó, bạn có thể làm gì?
Tiến sĩ Yiannis Kallis - chuyên gia tư vấn về gan mật và tiêu hóa - cùng với Tiến sĩ Naveen Puri đã đưa ra các thay đổi trong chế độ ăn uống mà người mắc gan nhiễm mỡ cần thực hiện.
Một trong những cách tốt nhất để chống lại NAFLD là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng - (Ảnh: Internet). |
1. Một trong những điều chỉnh chế độ ăn uống đơn giản nhất mà bạn có thể làm là chọn "carbohydrate nguyên cám". Điều này có nghĩa là chọn bánh mì, gạo và mì ống được dán nhãn "ngũ cốc nguyên hạt".
2. Một phương pháp khác là kết hợp nhiều trái cây và rau hơn vào chế độ ăn uống của bạn. Dịch vụ Y tế Quốc gia, Anh (NHS) khuyến nghị bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn ít nhất năm phần mỗi ngày và hoàn toàn có thể ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, Tiến sĩ Kallis và Tiến sĩ Puri đồng ý rằng điều quan trọng là phải "theo dõi khẩu phần ăn", đặc biệt nếu bạn đang cố gắng giảm cân.
3. Khi nói đến việc chọn loại thực phẩm, cũng cần lưu ý rằng chất béo bão hòa nên được thay thế bằng chất béo không bão hòa đơn.
4. Một sự thay thế tuyệt vời khác cho chất béo bão hòa là chất béo không bão hòa đa, đặc biệt là axit béo omega-3.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Bơ, bơ sữa trâu, mỡ lợn, dầu dừa và dầu cọ; Bánh quy; Thịt mỡ; Xúc xích; Thịt ba rọi; Thịt nguội , thịt chế biến, đóng hộp; Phô mai.
Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn: Dầu ô liu; Các loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân, hạt điều, hồ đào; Dầu canola; Bơ hạt; Quả ô liu; Dầu lạc.
Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa: Quả óc chó; Hạt hướng dương; Hạt lanh hoặc dầu lanh; Cá, chẳng hạn như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ albacore và cá hồi; Dầu ngô; Dầu đậu nành; Dầu cây rum.
5. Ngoài ra, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cũng cần bổ sung các loại vitamin cần thiết
- Vitamin A (Retinol): hỗ trợ tầm nhìn, cải thiện sức khoẻ da, xương, răng, tăng khả năng miễn dịch và sinh sản. Vitamin A có nhiều trong: xoài, cà rốt, bí ngô, bông cải xanh, gan bò.
- B1 (Thiamin): hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chức năng của hệ thần kinh. Chúng ta có thể bổ sung vitamin B1 bằng cách ăn dưa hấu, cà chua, rau chân vịt, sữa đậu nành, sườn heo, thịt nạc, hạt hướng dương.
- B2 (Riboflavin): hỗ trợ quá trình trao đổi chất, cải thiện tầm nhìn và sức khoẻ da. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B2: rau chân vịt, bông cải xanh, nấm, sữa, trứng, gan động vật, hàu và ngao.
- B3 (Niachin): cải thiện quá trình trao đổi chất, sức khoẻ da, hệ thần kinh và hệ tiêu hoá. Vitamin B3 có nhiều trong: rau chân vịt, khoai tây, cà chua, thịt bò nạc xay, ức gà, tôm, mực, gan động vật.
- B12: được dùng trong quá trình tổng hợp tế bào mới, giúp phá vỡ các axit béo và axit amin, hỗ trợ duy trì tế bào thần kinh. Vitamin B12 có nhiều trong: sữa, thịt, gia cầm, trứng, động vật có vỏ.
- B6 (Pyridoxine): chuyển hóa axit béo và axit amin, sản xuất hồng cầu. Vitamin B6 được tìm thấy trong: chuối, dưa hấu, cà chua, khoai tây, bông cải xanh, rau chân vịt, ức gà, gạo trắng.
- C (Ascorbic Acid): được dùng trong quá trình tổng hợp tế bào mới, giúp phá vỡ các axit béo và axit amin, hỗ trợ duy trì tế bào thần kinh. Vitamin C có nhiều trong: xoài, cam, chanh, nho, dâu tây, kiwi, rau chân vịt, bông cải xanh, ớt đỏ, đậu xanh, cà chua.
- D: thúc đẩy khoáng hóa xương. Vitamin D được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, sữa, gan động vật, cá béo, ánh sáng mặt trời.
- E: chất chống oxy hóa, điều chỉnh phản ứng oxy hóa, hỗ trợ ổn định màng tế bào. Được tìm thấy trong bơ, cá tuyết, tôm, đậu phụ, lúa mì, hạt hướng dương.
- K: tổng hợp protein đông máu, điều chỉnh canxi máu. Có nhiều trong rau chân vịt, bông cải xanh, cải brussel, rau lá xanh, gan động vật.
- Folate: hỗ trợ quá trình tổng hợp DNA và hình thành tế bào mới. Được tìm thấy trong bông cải xanh, rau chân vịt, cà chua, cần tây, đỗ xanh.
Các tiến sĩ cho biết, điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn theo cách này có thể cải thiện tình trạng mỡ trong gan, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim - một tình trạng liên quan đến gan nhiễm mỡ không do rượu.