Hợp tác quảng cáo

Công dụng ẩm thực tuyệt vời và lợi ích sức khỏe của củ sen ít ai biết tới

Việc hoa sen mọc trong ao bùn có thể khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về lợi ích từ loại thực phẩm này nhưng thực tế củ sen rất tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về công dụng ẩm thực và những lợi ích sức khỏe của củ sen.

Củ sen là gì?

Củ sen hay còn gọi ngó sen là phần rễ của cây sen, mọc dưới nước. Củ sen được nhổ, rửa sạch trước khi sử dụng. Hình dạng của loại rau ăn củ này giống như một quả bí, loại rau này được gọt vỏ và cần được làm sạch đúng cách để đảm bảo rằng không có lượng bùn đất nào bị mắc kẹt giữa các lỗ nhỏ.

Cong dung am thuc tuyet voi va loi ich suc khoe cua cu sen it ai biet toi

Củ sen hay còn gọi ngó sen là phần rễ của cây sen, mọc dưới nước - (Ảnh: Timesofindia).

Củ sen là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và các khoáng chất bao gồm: vitamin B6 và vitamin C, thiamin, axit pantothenic, kẽm, kali, phốt pho, đồng, sắt và mangan.

Hơn nữa, củ sen có hàm lượng calo thấp và người ta tin rằng việc bổ sung loại rau củ này trong chế độ ăn uống hàng ngày có tác dụng làm giảm đáng kể mức cholesterol xấu cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Sự hiện diện của các chất xơ lành mạnh giúp cải thiện tiêu hóa và giảm các bệnh như táo bón và cuối cùng là giúp giảm cân.

Những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của củ sen

Sử dụng củ sen thường xuyên sẽ giúp mang lại một số lợi ích cho sức khỏe:

Giúp kiểm soát huyết áp

Củ sen có chứa nhiều kali làm cho nó trở thành một chất giãn mạch tuyệt vời, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn động mạch và giảm nguy cơ đau tim.

Hơn nữa, sự hiện diện của pyridoxine trong củ sen cũng giúp kiểm soát mức độ homocysteine ​​trong máu và giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Thúc đẩy làn da tươi sáng

Củ sen là một nguồn tuyệt vời của vitamin C. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin C có lợi cho sức khỏe làn da thông qua một số cơ chế khác nhau.

Loại vitamin này thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, bảo vệ da chống lại các tổn thương do các gốc tự do và tia cực tím gây ra, đồng thời giúp đảo ngược các dấu hiệu lão hóa. Vitamin C cũng giúp giảm các dấu hiệu tăng sắc tố, như các mảng tối và sự đổi màu của da.

Tăng cường sức khỏe não bộ

Cùng với gan bò, hạt hướng dương và hạt điều, củ sen được coi là thực phẩm chứa nhiều đồng. Đồng không chỉ giúp thúc đẩy mức năng lượng, củng cố xương và hỗ trợ quá trình trao đổi chất, mà còn giúp tăng cường sức khỏe não bộ bằng cách kích hoạt chức năng của các đường dẫn thần kinh.

Tăng cường mức năng lượng

Ăn củ sen làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Sắt hỗ trợ năng lượng liên tục bằng cách cho phép oxy đến các tế bào. Khi bị thiếu sắt, bạn thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó tập trung.

Ăn thực phẩm giàu chất sắt giúp tăng lượng oxy trong tế bào và cơ bắp. Nó cũng cho phép sắt thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein một cách thích hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng

Củ sen giúp cung cấp một lượng chất xơ tuyệt vời. Do đó, nó hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm các vấn đề như táo bón. Thêm vào đó, ăn một chế độ ăn giàu chất xơ khiến bạn cảm thấy no và hài lòng hơn trong một thời gian dài, hỗ trợ giảm cân.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Củ sen rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Củ sen cũng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali chịu trách nhiệm đảm bảo cho nhịp tim khỏe mạnh. Những người có lượng kali thấp có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, đặc biệt là bị đột quỵ.

Điều này là do kali, kết hợp với các khoáng chất như magiê và canxi, ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng trong tế bào. Qua đó, nó giúp giảm huyết áp và các vấn đề tim mạch như tim đập nhanh, lưu thông máu kém và thu hẹp động mạch.

Tăng cường miễn dịch

Vì củ sen là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, có tác dụng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, vitamin C góp phần bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ các chức năng tế bào khác nhau. Chúng bao gồm hỗ trợ chức năng hàng rào biểu mô chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hoạt động thu gom chất oxy hóa và thúc đẩy tiêu diệt vi sinh vật. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý