Nhiều loại thực phẩm chứa độc tố như một chất hóa học tự nhiên. Tuy hàm lượng chất độc tương đối thấp, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng cũng nên hạn chế để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Việc tiêu thụ các chất độc từ thực phẩm tự nhiên thông qua thực vật hoặc sinh vật sống là không thể tránh khỏi. Điều này là bởi vì chúng ta không thể bỏ lỡ các chất phytochemical, khoáng chất và vitamin quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động bình thường và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Dưới đây là một số độc tố tự nhiên có trong thực phẩm và cách giảm thiểu chúng.
1. Glycoside xyanogenic
Theo một nghiên cứu, glycoside cyanogenic được tìm thấy trong hơn 2500 loài thực vật. Chúng có tỷ lệ cao trong cây con và lá non so với cây trưởng thành, đóng vai trò như một biện pháp bảo vệ chống lại động vật ăn cỏ.
Theo một nghiên cứu, glycoside cyanogenic được tìm thấy trong hơn 2500 loài thực vật - (Ảnh: Boldsky). |
Một số thực vật có chứa glycoside bao gồm hạt táo và lê, nhân của quả mơ, sắn, rễ tre và hạnh nhân. Chất này gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau dạ dày, các vấn đề về đường tiêu hóa, tím tái, sương mù não, huyết áp thấp và đau đầu.
2. Độc tố sinh học thủy sinh
Độc tố sinh học thủy sinh hoặc độc tố sinh học biển chủ yếu là thực vật phù du hoặc tảo có hại được tìm thấy trong đại dương. Động vật có vỏ như hàu và trai chứa độc tố thủy sinh do chúng ăn tảo, và trong một số trường hợp, độc tố của tảo không được loại bỏ ngay cả sau khi nấu chín hoặc đông lạnh.
Độc tố sinh học thủy sinh gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tê liệt, tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
3. Lectins
Lectins là protein liên kết carbohydrate có trong thực phẩm như ngũ cốc, đậu, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
Mặc dù chúng là một nguồn cung cấp chất xơ, protein và vitamin B tuyệt vời và được biết là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, nhưng chúng lại độc hại và gây viêm nhiễm, đồng thời có khả năng chống lại quá trình nấu nướng cũng như các enzym tiêu hóa.
Lectin là nguyên nhân gây ra bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp và một số bệnh tự miễn dịch cũng như các vấn đề liên quan đến ruột non.
4. Thủy ngân
Một số loại cá lớn hơn như cá mập, cá kiếm và cá thu có chứa một lượng lớn thủy ngân. Ăn các loại cá này với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc và gây ra các tình trạng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, phổi và thận.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em không nên tiêu thụ các loại cá lớn.
5. Solanin và chaconine
Glycoalkaloids như solanine và chaconine là những chất độc tự nhiên có trong các loài thực vật thuộc họ Solanaceae.
Những chất độc này chủ yếu được tìm thấy trong khoai tây và cà chua với một lượng nhỏ, nhưng có thể tích tụ với hàm lượng cao trong khoai tây được bảo quản lâu, bị xanh và bị hư hỏng. Nồng độ solanin và chaconine cao có thể gây ra các vấn đề về thần kinh và đường tiêu hóa.
Nồng độ solanin và chaconine cao trong khoai tây có thể gây ra các vấn đề về thần kinh và đường tiêu hóa - (Ảnh: Boldsky). |
6. Độc tố nấm mốc
Mycotoxin là những hợp chất độc hại do một số loại nấm tạo ra. Sự phát triển của nấm có thể xảy ra đặc biệt là trong điều kiện ấm áp. Ăn thực phẩm bị nhiễm độc tố nấm mốc có thể gây ung thư và suy giảm miễn dịch.
7. Pyrrolizidine alkaloid (PA)
Chúng là những hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong khoảng 6000 loài thực vật. PA được phát hiện chủ yếu trong trà thảo mộc, gia vị, ngũ cốc và mật ong. Chúng có thể gây tổn thương DNA khi tiêu thụ một lượng lớn.
8. Độc tố botulinum
Là một loại protein độc do vi khuẩn Clostridium tiết ra và được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như đậu xanh, nấm, củ dền và rau bina.
9. Coumarin
Coumarin là một hóa chất hữu cơ có mùi thơm được tìm thấy trong các loại thực phẩm như quế, đậu tonka, trà xanh và cà rốt. Một lượng lớn coumarin có thể gây mờ mắt, buồn nôn và chán ăn.
Một số cách giảm nguy cơ sức khỏe từ độc tố tự nhiên
- Nếu có độc tố trong hạt, vỏ hoặc măng, tốt hơn hết bạn nên loại bỏ hạt, gọt bỏ vỏ và luộc măng trong nước muối để giảm hàm lượng độc tố.
Nếu có độc tố trong hạt, vỏ hoặc măng, tốt hơn hết bạn nên loại bỏ hạt, gọt bỏ vỏ - (Ảnh: Boldsky). |
- Tiêu thụ các loại cá lớn, đặc biệt là cá biển với khẩu phần nhỏ. Nếu bạn đang mang thai, hãy tránh tiêu thụ.
- Loại bỏ bất kỳ phần xanh hoặc hư hỏng của thực phẩm, đặc biệt là khoai tây.
- Ngâm thực phẩm như đậu ít nhất năm giờ, sau đó nấu chín để loại bỏ độc tố lectins.
- Vứt bỏ thực phẩm bị hư hỏng, biến màu hoặc có dấu hiệu nấm trên chúng.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm chuyển sang vị đắng, có mùi hôi và trông không được tươi ngon.
- Đối với nấm, hãy ăn những loại được xác định là không độc.
Nhận biết các chất độc tự nhiên có trong thực phẩm và phương pháp bào chế để giảm bớt độc tính của chúng. Điều này giúp bạn giữ mức độc tố tự nhiên an toàn và nhận được đầy đủ lợi ích lành mạnh khác có trong thực phẩm.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin