Trước tình hình thực phẩm bẩn đang bủa vây người tiêu dùng thì câu nói “bệnh từ miệng mà vào” quả không sai, theo một thống kê ước tính đến năm 2020 số người mắc mới ung thư có thể lên đến 200.000 người và nước ta trở thành quốc gia có tỉ lệ ung thư cao nhất thế giới.
Theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người Tiêu dùng Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực phẩm bẩn với ung thư đã khẳng định nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ở nước ta hiện nay là do thực phẩm bẩn. Hội còn cho biết thêm năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới đến năm 2015 đã lên đến 150.000 ca.
Theo các chuyên gia những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư hiện nay là do thực phẩm bẩn và ô nhiễm môi trường. Trong đó tác nhân hàng đầu là do thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, thuốc lá chiếm 30%, di truyền chỉ từ 5-10%, còn lại là các nguyên nhân khác.
Lợn trước khi giết thịt được bơm các loại kháng sinh và hóa chất để thịt trông tươi hơn |
Thực phẩm bẩn có lẽ là một vấn nạn mang tính quốc gia, đặc biệt là việc sử dụng các loại thuốc tạo nạc và tăng trọng trong chăn nuôi heo, từ tháng 5/2011 Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người Tiêu dùng Việt Nam khảo sát thị trường thức ăn trong chăn nuôi heo và gà ở Tp.HCM và phát hiện nhiều loại chứa các chất tăng trọng thuộc nhóm độc hại, trong đó phổ biến nhất là salbutamol và clenbuterol, vốn 2 chất này đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, nhưng riêng nước ta chúng lại được người dân sử dụng một cách rộng rãi.
Clenbuterol là gì?
Clenbuterol là 1 hoạt chất đầu tiên được dùng để trị hen suyễn, liều dùng không được quá 200 mcgs (1 mcgs = 1/1000 mg) và chỉ được dùng với điều kiện huyết áp dưới 140/90. Tác dụng phụ của Clen rất nghiêm trọng có thể gây run tay, mất ngủ, đổ mồ hôi, cao huyết áp và buồn nôn. Không chỉ có thể nếu sử dụng chất này quá liều có thể mở rộng tâm thất, gây phì đại tim và nặng hơn có thể gây hoại tử.
Vào nhưng năm 1980 người Mỹ đã cấm sử dụng Clen vào thức ăn cho một số loại gia súc và gia cầm như heo và gà. Ở Trung Quốc cũng cấm sử dụng chất này vào năm 1990, Tây ban nha 1994, vì người dùng sau khi sử dụng phải những loại thức ăn chứa chất này xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, run tay, nhức đầu và chóng mặt. Sở dĩ chất này nguy hiểm nhưng những người chăn nuôi vẫn thẳng tay sử dụng vì tính tiêu mỡ nên có khả năng tạo nạc cho gia súc rất cao.
Lợn được cho ăn các loại thuốc tăng trọng và tăng nạc |
Sablbutamol là một chất bột màu trắng tan trong nước, ít tan trong cồn và chloroform, rất kém bền trong ánh sáng, có tác dụng giúp cho việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Trong cơ thể salbutamol được hấp thu tốt nhất là ở dạ dày và ruột, sau đó tích tụ dưới dạng muối ở gan và dược thải qua nước tiểu trong vòng 72 giờ.
Salbutamol trước kia được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi trên thế giới, vì chất này khiến gia súc và gia cầm tạo ra nhiều nạc hơn mỡ, màu thịt khi giết mổ sẽ tươi hơn, tất nhiên người mua sẽ nhiều hơn và lợi nhuận sẽ tăng theo. Theo một cách tích cực nếu sử dụng salbutamol ở liều lượng thấp thì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là một con số không đáng kể, vì vốn dĩ chúng chỉ tồn đọng ở gan và thận của gia súc, nhưng nếu sử dụng trong nhiều năm, chất này sẽ tích lũy và gây ra các tình trạng đau đầu, mỏi cơ, tim đập nhanh và ung thư.
Đa số những loại cám có chứa các chất tăng trưởng, tạo nạc như clenbuterol và salbutamol, nếu sử dụng quá liều dễ trở thành chất cực độc có hại cho chính lợn và người tiêu dùng. Hiểu được tâm lý người tiêu dùng nên người nuôi thường lạm dụng khiến lợn “siêu nạc” và rất nhanh lớn, nhưng nếu quá trình đốt cháy mỡ quá nhanh, vì sử dụng thuốc quá liều có thể làm cơ thể mang bệnh và giết chết vật chủ.
Cũng vì vậy khi sử dụng thịt lợn với hàm lượng lớn và lâu ngày ta đồng thời cũng ăn luôn hàm lượng hormone và kháng sinh còn tồn dư trong thịt lợn, gây ra rối loạn chức năng tim, phổi và thậm chí là gây chết người. Và gần đây nhất theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người Tiêu dùng Việt Nam clenbuterol và salbutamol là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư ở nước ta.
Nhưng cũng không thể đổ lỗi hết hoàn toàn cho người chăn nuôi và nhà sản xuất, vì đa số các bà nội trợ khi đi chợ vẫn chọn những loại thịt nhiều nạc, ít mỡ, tươi đỏ và nhiều khi còn “tham rẻ”, chính vì thế mà việc lạm dụng các chất tăng trọng tăng nạc ngày càng phổ biến. Vậy làm sao ít nhất về mặt cảm quan bạn có thể phát hiện ra đâu là "thịt thật"còn đâu là loại thịt còn tồn dư kháng sinh và tăng trọng.
Thịt bơm hóa chất thường rất đỏ, phần bì, mỡ và nạc rất rời rạc |
Việc phân biệt được bằng mắt thường để phát hiện đâu là thịt nhiễm hóa chất và đâu không là một điều vô cùng khó khăn, vì sở dĩ bạn hoàn toàn không có cơ sở nào để so sánh hay đối chiếu. Nhưng trong đa số các trường hợp bạn vẫn có thể nhận thấy phần thịt chứa hóa chất thường đỏ hơn, phần mỡ giữa da và nạc mỏng rất bất thường và khi luộc nước luộc xuất hiện rất nhiều bọt. Thịt sạch thường có phần bì, mỡ và nạc rất săn chắc và không rời rạc như thịt nhiễm hóa chất. Tuy nhiên đó cũng chỉ là phỏng đoán do đó, các mẹ cần hết sức cẩn thận và nên chọn mua thịt ở những cơ sở uy tín và có giấy phép giết mổ.
Lại một lần nữa sức khỏe của người dùng bị đe dọa bởi “ăn cũng chết mà không ăn cũng chết”, trước tình hình hóa chất đang xâm chiếm nước ta như hiện nay thì các bà nội trợ nên hết sức cẩn thận khi đi mua thức ăn, nên chọn những cơ sở kinh doanh uy tín và được chứng nhận “sạch”, tránh tình trạng ham rẻ ham nạc mà rước họa vào thân.
Simon