Huyết áp cao là tình trạng bệnh lý mãn tính có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Huyết áp cao lâu ngày gây cứng và dày lên các động mạch (xơ vữa động mạch), có khả năng dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Thông thường khi đi kiểm tra sức khỏe, những người bị huyết áp cao sữ được các bác sĩ căn dặn phải hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, không chỉ muối, chế độ ăn nhiều đường cũng gây ra huyết áp cao
Việc hấp thụ quá nhiều đường fructose sẽ khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, cộng với việc giảm bài tiết nước và natri trong cơ thể, làm tăng dung tích của mạch và làm tăng huyết áp một cách tự nhiên.
![]() |
Đường cũng là sát thủ vô hình của bệnh huyết áp cao. |
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường cũng dễ gây béo phì, tiểu đường, tăng axit uric máu, tăng mỡ máu và các bệnh khác, do đó gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng huyết áp cao, cũng như làm xuất hiện và phát triển các bệnh tim mạch khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý rằng những người nghiện thực phẩm nhiều đường trong thời gian dài có tuổi thọ trung bình ngắn hơn từ 10 đến 20 năm so với những người ăn theo chế độ bình thường.
Các hướng dẫn chế độ ăn uống lành mạnh khuyến cáo lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày không nên vượt quá 50g, và tốt nhất nên kiểm soát ở mức dưới 25g.
Kiểm soát lượng đường ăn vào trong thời gian dài làm giảm năng lượng nạp vào, có lợi cho việc kiểm soát cân nặng, do đó giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và tăng mỡ máu, và cuối cùng đạt được mục đích hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
Cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể không chỉ là cắt giảm lượng đường và đồ ngọt. Trong thức ăn hàng ngày của chúng ta thực tế có rất nhiều đường vô hình. Đối với thực phẩm chế biến sẵn, bạn thường có thể tìm thấy hàm lượng đường của thực phẩm trong danh sách thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm.
Hạn chế muối: Muối là một trong những thủ phạm của bệnh huyết áp cao. Hạn chế muối làm giảm huyết áp hiệu quả và cải thiện hiệu quả của thuốc hạ huyết áp. Các loại muối vô hình trong cuộc sống như lạp xưởng, xúc xích, dưa muối, bột ngọt, nước tương, tương ớt,… cũng cần được kiểm soát.
Hạn chế dầu mỡ: Nguy cơ huyết áp cao ở người béo phì gấp 2,88 lần so với người cân nặng bình thường. Chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol cao cũng ảnh hưởng đến huyết áp. Người lớn chỉ nên tiêu thụ 25 - 30g dầu ăn mỗi ngày.
![]() |
Các sản phẩm từ sữa rất tốt cho việc hạ huyết áp, tuy nhiên chất béo sẽ làm tăng gánh nặng mạch máu của bệnh nhân huyết áp cao. |
Ăn nhiều ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt: Ăn 50-150 g ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày. Trong số đó, khoai tây có thể được sử dụng làm thực phẩm chính cho những người bị huyết áp cao vì hàm lượng kali của nó vượt xa các thực phẩm chủ yếu khác.
Chọn các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo: Các sản phẩm từ sữa rất tốt cho việc hạ huyết áp, tuy nhiên chất béo sẽ làm tăng gánh nặng mạch máu của bệnh nhân huyết áp cao. Nên chọn các sản phẩm sữa không béo, ít béo, sữa chua nguyên chất,... và tiêu thụ 300 ml mỗi ngày.
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát huyết áp. Mọi người nên chú ý!
Xem thêm: 6 món đồ quen thuộc trong gia đình chính là "ổ chứa" chất gây ung thư
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin