Hợp tác quảng cáo

Khoai lang giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nên đừng ăn theo kiểu này vì cực hại

Khoai lang là món ăn giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe và quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, nếu ăn khoai lang không đúng cách, không đúng thời điểm, khoai lang lại có thể khiến bạn rước bệnh vào người, gây hại cho sức khỏe đừng chớ dại mà thử.

Trong một củ khoai lang chứa (77%) là nước, (20,1%) là carbohydrate, (1,6%) là protein, (3%) là chất xơ và gần như không có chất béo. Khoai lang giàu tinh bột, đường, chất xơ, Vitamin A dưới dạng beta-caroten và vitamin C. Khoai lang còn chứa loại protein đặc biệt, chúng có khả năng chống oxy hóa (antioxidant) đáng kể. Khoai lang cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, và một lượng lớn beta-carotene, vitamin C và kali.

Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không đều, kiết lỵ. Bên cạnh đó, khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể.

Khoai lang giau dinh duong tot cho suc khoe, nen dung an theo kieu nay vi cuc hai

Đặc biệt trong khoai lang tím còn chứa Anthocyanin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, bệnh ung thư, bệnh tim phổi, chống lão hóa và bệnh xơ cứng động mạch.

Khoai lang rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn theo các cách dưới đây có thể gây hại cho sức khỏe, khiến bạn rước bệnh vào người:

Ăn hồng với khoai lang
 
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
 
Nếu cảm thấy khó chịu trong dạ dày, nhất định phải đến bệnh viện nội soi xem xem có phải xuất huyết dạ dày hay loét dạ dày hay không.

Khoai lang giau dinh duong tot cho suc khoe, nen dung an theo kieu nay vi cuc hai

Ăn khoai sống

Khi ăn khoai sống, màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Sau khi ăn, có thể xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn... Tuy nhiên, nếu luộc chín thì enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy và không gây ra các tình trạng trên.

Ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn khi đói

Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đối sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.

Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.

Khoai lang giau dinh duong tot cho suc khoe, nen dung an theo kieu nay vi cuc hai

Ăn cả vỏ

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Ăn khoai để quá lâu

Một trong những sai lầm khi ăn khoai là ăn khoai để lâu, nhiều người khi mua khoai thường thích khoai lang để lâu ăn ngọt hơn khoai lang mới đào, vì khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể dễ gây ảnh hưởng sức khỏe.

Chính vì vậy, bạn đừng ăn khoai lang để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Người có hệ tiêu hóa không tốt

Lượng đường trong khoai lang khá nhiều nên nếu ăn nhiều thì cơ thể nhất thời không hấp thụ hết, phần còn thừa sẽ lưu lại trong đường ruột dễ bị lên men, gây đau bụng. Đông y cho rằng, những người gặp rắc rối với hệ tiêu hóa càng nên thận trọng khi ăn khoai lang.

Khoai lang giau dinh duong tot cho suc khoe, nen dung an theo kieu nay vi cuc hai

Người bị thận

Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Người có bệnh về dạ dày

Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.

Ăn khoai thay cơm

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi mà cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.

Nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe này là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý