Hợp tác quảng cáo

Không chỉ tăng cân, cơ thể còn có những phản ứng tồi tệ sau khi bạn ăn quá nhiều đường

Không phải ngẫu nhiên mà đường được coi là “ma túy thời đại mới”. Nếu mục tiêu của bạn đang là duy trì thể chất và có một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài, đường là một trong những thứ tồi tệ nhất mà bạn đang ăn.

Khong chi tang can, co the con co nhung phan ung toi te sau khi ban an qua nhieu duong

Càng ăn càng… khao khát

Cũng giống như chất gây nghiện, cơ thể của bạn sẽ ngày càng khao khát một mức cao hơn của đường để tạo cảm giác thoải mái cho mỗi lần tiếp theo. Vì vậy, mỗi lần bạn ăn đường, bạn lại muốn ăn nhiều hơn.

Mức insulin của bạn tăng vọt

Cứ mỗi lần ăn đường, cơ thể của bạn giải phóng insulin, một hooc-môn từ tuyến tụy. Khi insulin làm công việc của nó là hấp thụ glucose dư thừa trong máu và ổn định lại lượng đường, lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống. Có nghĩa là bạn vừa trải qua một cú tăng mạnh của lượng đường trong máu, ngay sau đó là một cú giảm mạnh để lại cho bạn cảm giác kiệt quệ.

Mệt mỏi

Cảm thấy uể oải mọi lúc mọi nơi, hoặc luôn cảm thấy đói, khát có thể là dấu hiệu cho việc bạn đã ăn một lượng đường hơi quá.

Tăng cân và luôn có cảm giác đói

Những thực phẩm chứa lượng đường cao không chỉ chứa một lượng lớn calo trong khẩu phần nhỏ, chúng còn không chứa protein và chất xơ. Vì vậy, bạn thường ăn nhiều hơn trước khi cảm thấy no. Đó là một vòng lặp nguy hiểm. Nếu bạn chỉ ăn đường, bạn sẽ tăng cân, nhưng vẫn luôn cảm thấy đói.

Béo phì, tiểu đường

Chế độ ăn có hàm lượng đường cao là một phần nguyên nhân chính cho hơn 1 phần 3 dân số Mỹ bị béo phì. Béo phì có thể dẫn đến đề kháng insulin, mà khiến lượng đường trong máu không thể hạ xuống, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Gan nhiễm mỡ, suy gan

Gan của bạn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, bằng cách lấy glucose dư thừa ra khỏi máu và lưu trữ chúng cho các hoạt động sử dụng sau này. Một trong những chức năng của gan là điều hòa nồng độ đường trong máu.

Tế bào sử dụng glucose trong máu để khai thác năng lượng. Gan của bạn sẽ lấy phần thừa còn lại để lưu trữ dưới dạng glycogen. Khi các tế bào của bạn cần năng lượng sau này, như khoảng thời gian giữa các bữa ăn, gan sẽ phát hành trở lại glucose vào máu.

Nhưng gan của bạn chỉ có thể lưu trữ một lượng nhất định glucose, vì vậy, phần còn lại sẽ tích trữ dưới dạng mỡ. Nếu bạn vượt quá mức này, đường sẽ biến thành các axit béo. Và đó là khi bạn nhận được những chất béo tích lũy trong gan.

Máu bão hòa đường gây thiệt hại cho các cơ quan trong cơ thể và các động mạch

Bơm máu chứa đầy đường qua các mạch máu giống như việc bạn bơm bùn qua một ống nhỏ. Vì vậy, bất kể một khu vực nào chứa các mạch máu nhỏ đều sẽ bị ảnh hưởng như thận, não, mắt, tim. Nó có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc suy thận, cao huyết áp và bạn gia tăng nguy cơ đột quỵ nếu có huyết áp cao.

Nhanh lão hóa

Đường cũng tác động lên làn da của bạn bằng cách phá vỡ collagen và khiến bạn lão hóa nhanh hơn.

Nếu muốn tránh ăn nhiều đường, quy tắc đầu tiên là hãy luôn luôn chọn những loại ít đường. Nếu bạn có nước ép trái cây, soda hãy chọn sang nước thường. Chọn trái cây tươi, thay vì nước ép của chúng, nơi hàm lượng đường tập trung và chất xơ biến mất. Bên cạnh đó, bạn nên chọn các loại thực phẩm tự nhiên thay vì thực phẩm chế biến để hạn chế lượng đường trong bữa ăn hàng ngày.

Hiểu Đan

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý