Hợp tác quảng cáo

Mẹo làm sạch hải sản đúng cách

(SKGĐ) Với tốc độ ô nhiễm toàn cầu hiện nay, dù sống trong lòng đại dương bao la, nhưng các loài hải sản vẫn không sao tránh khỏi bị nhiễm độc tố. Vì vậy, nếu không biết làm vệ sinh hải sản đúng cách trước khi chế biến, bạn vẫn có thể bị ngộ độc.

Cá biển: Trước khi chế biến nhất định phải rửa sạch nhớt trên thân cá và làm sạch vảy, cắt vây, rửa sạch nội tạng. Nếu là cá không có vảy, bạn có thể cắt bỏ phần mỡ trên da vì những phần này luôn là nơi tập trung chất ô nhiễm của cá biển.

Hải sản có vỏ: Trước khi luộc, bạn nên dùng nước rửa sạch chúng sau đó ngâm trong nước từ 3-5 giờ đồng hồ. Nếu làm thế, bùn, cát và các chất bẩn bên trong sẽ được chúng thải ra ngoài.

Cua: Rửa sạch bằng cách lấy các vật bẩn ở chân cua hoặc ngâm cua vào trong nước muối khoảng vài tiếng sau đó đem ra phơi khô, trước khi chế biến đem rửa sạch lại.

Sứa tươi: Sứa tươi chứa nhiều nước, lớp da khá dầy, có thể có độc tố. Trước khi chế biến, bạn cần dùng muối ăn thêm muối alum KAl(SO4)2 * 12H2O làm sạch 3 lần cho sứa ra nước liên tục để loại bỏ chất độc có trong thân nó. Nếu không dùng muối, bạn có thể rửa sạch rồi ngâm sứa trong dấm khoảng 15 phút, cuối cùng thì mang chúng trụng trong nước sôi trên 100 độ C độ.

Hải sản khô: Các loại tôm, cá, mực khô đều chứa nhiều chất tẩm ướp, chất tạo màu, chất bảo quản… khó kiểm soát được nên chúng có khả năng gây ưng thư cao. Vì vậy, trước khi sử dụng tôm nõn, tôm khô hoặc cá khô… bạn nên dùng nước đun sôi chúng khoảng 15phút để các chất độc tan trong nước sau đó để ráo rồi chế biến thành món ăn.

***

Các cách chế biến hải sản không nên dùng

Dù những cách chế biến này có thể giữ được hương vị thơm ngon cho hải sản, nhưng những thiệt hại chúng có thể gây ra thì khôn lường:

1. Ăn sống: Trong hải sản tươi luôn tồn tại các loại vi khuẩn và độc tố, nếu ăn sống, bạn sẽ rất dễ bị ngộ độc. Đó là chưa nói đến hiện tượng dị ứng. Vì khi còn sống, các chất histidine (tác nhân gây dị ứng) sẽ có rất nhiều trong phần thịt hải sản. Với người mẩn cảm, khi ăn phải hải sản có chứa chất histidine sẽ là tai vạ. Chất này chỉ bị tiêu hóa đi khi hải sản được nấu chín.

2. Nướng khói: Nhiệt độ khi nướng khói thường không đạt yêu cầu diệt khuẩn ở hải sản, nếu có thì cũng chỉ vi khuẩn trên bề mặt bị tiêu diệt mà thôi, còn phần trung tâm vẫn còn tồn tại trứng của vi khuẩn.

3. Nhúng lẩu: Để có món hải sản mềm và ngọt, nhiều người khi ăn lẩu chỉ nhúng hải sản qua loa. Khi đó, hải sản chưa chín kỹ sẽ vẫn mang trong mình nó những nang ấu trùng ký sinh. Vì lẽ đó, sau khi ăn hải sản tươi sống, nhiều người đã bị đau bụng đi ngoài hoặc bị nhiễm giun sán khá cao.

Mẹo hay cho bạn khi ăn và chế biến hải sản

- Nên ăn hải sản cùng gừng, dấm, tỏi. Vì hải sản mang tính hàn nên có khả năng gây đau bụng rất cao. Nếu bạn ăn hải sản kèm theo gừng, tỏi, dấm… (những gia vị mang tính nhiệt) thì chúng sẽ trung hòa tính hàn hạn chế việc đau bụng đi ngoài. Ngoài ra, tỏi sống, dấm chua còn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt nên chúng sẽ giúp diệt trừ được phần nào các vi khuẩn có hại còn sót lại trong hải sản.

- Hãy rán giòn cá biển. Vì sau rán giòn, xương cá không những trở thành món ngon miệng mà còn cung cấp lượng axit amin cần thiết, vitamin A, vitamin B, vitamin D và các khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng canxi trong xương cá luôn nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào.

Đan Lâm

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý