(SKGĐ) Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh trà xanh có tác dụng tích cực tới sức khỏe. Nhưng, thức uống này không phải dành cho tất cả mọi người.
1. Trẻ nhỏ
Người lớn thường không cho trẻ uống nước trà bởi axit chứa trong trà có thể phản ứng kết hợp với sắt và kẽm... tạo ra các chất kết tủa. Các chất kết tủa này gây trở ngại cho sự hấp thụ, trao đổi chất ở trẻ em.
Hàm lượng tannic axit có trong trà xanh sẽ làm hạn chế khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể người. Chính vì vậy, trà xanh là “khắc tinh” đối với người đang bị thiếu máu, thiếu sắt (phụ nữ mang thai, đang trong thời kì “đèn đỏ”).
3. Người thần kinh yếu
Bạn đừng ngạc nhiên khi phải thao thức cả đêm chỉ vì một cốc trà xanh đặc. Đó là do chất caffein trong trà kích thích không tốt lên não bộ, nó đặc biệt không tốt nếu bạn vốn là người có thần kinh yếu.
4. Người bị viêm loét dạ dày
Người bị viêm loét dạ dày hãy “tuyệt giao” với nước trà xanh ngay lập tức. Đó là vì: Trong dạ dày có dung môi este phốt phát, hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm bởi chất ta-nanh có trong trà. Điều này khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra một lượng acid dạ dày rất lớn làm cho bệnh viêm loét dạ dày ngày càng nặng thêm. Không những thế, hoạt động của nhu động ruột cũng bị chậm lại và rất có thể bạn sẽ bị táo bón.
5. Phụ nữ mang thai
Trà xanh có thể ảnh hưởng tới lượng axit folic trong cơ thể. Axit folic vốn là một trong những vi chất tối quan trọng đối với giai đoạn bầu bí. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi thiếu vi chất này, thai nhi rất dễ bị khiếm khuyết hệ thần kinh.
Hợp chất trong trà xanh gây kìm hãm sự tiết sữa, gây ra hiện tượng ít sữa. Ngoài ra, chất caffein có thể đi vào tuyến sữa khiến bé cũng chịu ảnh hưởng dẫn đến tình trạng khó ngủ hoặc giảm khả năng hấp thụ các chất sắt của cả mẹ và bé.
7. Người bị bệnh gan
Cơ cấu hoạt động và chức năng của gan sẽ bị tổn hại nếu người bị bệnh gan uống quá nhiều trà xanh. Hầu hết chất caphein trong nước trà xanh sẽ đi vào quá trình trao đổi chất của gan, khiến cho chức năng của gan bị suy yếu.
Kim Anh