Hợp tác quảng cáo

Những lưu ý cần thiết khi ăn lẩu

(SKGĐ) Lẩu là món ăn được nhiều người ưa chuộng trong các buổi tiệc gia đình, bạn bè. Nhưng không phải ai cũng biết cách ăn lẩu thế nào cho đúng và đảm bảo sức khỏe.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

1. Ăn chín, uống sôi

Không nên ăn lẩu tái vì điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh từ rau, tôm, ngao... và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

Chỉ nên ăn đồ nhúng chín khi nước đã thực sự sôi để tránh bị nhiễm bệnh hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

2. Không nên ăn quá lâu

Chúng ta thường có thói quen ngồi tám chuyện bên nồi lẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng.

Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

Ngoài ra, khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

3. Không ăn lẩu quá cay hoặc nóng

Không nên ăn lẩu khi còn quá nóng vì rất dễ làm tổn thương khoang miệng và thực quản. Bên cạnh đó, ăn lẩu quá cay sẽ gây tổn thương rất lớn đến dạ dày.

4. Ăn nhiều rau củ

Trong món lẩu có chứa nhiều gia vị cay nóng như hành, tỏi, sa tế, ớt. Vì vậy bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp điều hòa, giải nhiệt cho cơ thể.

Các loại rau ăn lẩu phổ biến và có lợi như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.

5. Trình tự ăn lẩu hợp lý

Ăn lẩu cũng phải có nghệ thuật, đảm bảo đúng quy trình mới tận hưởng hết hương vị thơm ngon của lẩu. Trước khi ăn nên uống nửa cốc nước hoa quả (hoặc nước giải khát, rượu trắng, rượu nho, sữa chua…), sau đó ăn rau và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải, đảm bảo sức khỏe.

Tấn Bình 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý