Hợp tác quảng cáo

Những phát hiện bất ngờ về chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe

Rodney Bilton, giáo sư danh dự tại Đại học Liverpool John Moores, Anh, đã dành 15 năm tìm hiểu về chế độ ăn uống lành mạnh và phát hiện ra những sự thật đáng ngạc nhiên về thực phẩm và chế độ ăn uống đối với sức khỏe.

Nhung phat hien bat ngo ve che do an uong tot cho suc khoe

Uống nước giảm béo, bớt đau lưng

Tình trạng mất nước của cơ thể sẽ làm chậm tốc độ trao đổi chất 3% và điều này góp phần làm bạn tăng cân. Điều này cũng giải thích vì sao, uống nhiều nước lại có lợi cho công cuộc giảm cân của bạn. Mặt khác, uống nước trước khi ngủ còn giảm cảm giác đói lúc nửa đêm.

Theo một nghiên cứu của Mỹ, 75% trong số chúng ta có thể gặp tình trạng mất nước mãn tính. Điều này không chỉ ảnh ​​hưởng đến vòng eo mà còn có tác động không tốt đến lưng của bạn. Uống 8-10 ly nước (tương đương 2 lít nước) mỗi ngày có thể giảm tình trạng đau lưng và đau khớp đến 80%. Đó là do tình trạng mất nước khiến cho máu và dịch khớp dày hơn; nó cũng gây ra các tinh thể axit uric (một chất thải của cơ thể thường loại bỏ trong nước tiểu) hình thành ở các khớp, dẫn đến đau lưng, đau khớpbệnh gout.

Uống 5 ly nước mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết tới 92%, giảm nguy cơ ung thư bàng quang 49% và ung thư vú gần 80% nhờ quá trình điện giải làm tăng lưu lượng máu qua gan, giúp cơ thể loại bỏ chất gây ung thư khỏi cơ thể.

Chuối xanh an toàn với bệnh nhân tiểu đường

Chuối xanh chứa nhiều chất xơ có tính kháng tinh bột. Chất kháng tinh bột không làm tăng lượng đường trong máu, do đó không gây nguy cơ đối với bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, ăn chuối chưa chín cũng có lợi thế giúp giảm béo do nó kích thích sản xuất một loại hormone là glucagon có tác dụng làm tăng tốc độ đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Muốn giảm béo thì đừng xay nhỏ đồ ăn Nếu bạn đang muốn giảm hàm lượng đường trong các bữa ăn vì lý do sức khỏe hoặc giữ dáng thì tốt nhất đừng ăn các đồ ăn nghiền nhỏ. Bởi thực phẩm càng ít bị tác động, càng ít tinh chế thì lượng đường giải phóng ra càng ít.

Khoai tây là một ví dụ. Là loại củ chứa nhiều tinh bột, quá trình đun nóng và nghiền nhuyễn sẽ khiến các hạt tinh bột này bị vỡ ra và giải phóng ra nhiều đường. Khoai tây được luộc chín và nghiền nhuyễn giải phóng lượng đường nhiều hơn 25% so với khi được thái miếng.

Tương tự, ăn táo nguyên trái giải phóng ít đường vào máu hơn ăn táo nghiền nhừ, và táo nghiền nhừ lại giải phóng ít đường hơn nước ép táo.

Nhung phat hien bat ngo ve che do an uong tot cho suc khoe

Nguy cơ thực sự của các loại sinh tố

Xử lý hàm lượng cao đường fructose (có trong nước trái cây, sinh tố, chất tạo ngọt cho các loại bánh, kẹo, kem và đồ uống) luôn là một thử thách khó khăn cho cơ thể chúng ta. Khi lượng đường fructose nạp vào vượt quá khả năng kiểm soát đường máu của cơ thể sẽ khiến chất béo tích tụ trong gan. Về lâu dài sẽ khiến gan phình to, suy yếu và cuối cùng dẫn tới béo phì và bệnh tiểu đường týp 2.

Chất béo tốt hơn tinh bột

Trong một thời gian dài chúng ta được dạy rằng quá nhiều chất béo - nhất là chất béo no - không tốt cho sức khỏe. Kết quả là nhiều người cố giảm lượng chất béo ăn vào. Điều này dẫn tới một hệ quả khác là việc tiêu thụ các tinh bột tinh chế như gạo trắng, mì và bánh mì, tăng lên, có thể liên quan với sự gia tăng mạnh bệnh béo phì - chủ yếu do tinh bột tinh chế khiến chúng ta thèm ăn hơn.

Thực tế, chất béo có tác dụng làm cho chúng ta cảm thấy no và no lâu hơn. Hơn nữa, bữa ăn có chất béo sẽ thúc đẩy việc tiết hormone glucagon từ tuyến tụy. Glucagon thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo cơ thể trong vài giờ sau khi ăn. Điều này mang lại lợi ích cho những người muốn giảm cân hoặc giữ thân hình thon gọn.

Nhiều dân tộc ăn rất nhiều chất béo và vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Những bộ lạc ở Đông Phi như thổ dân Masai và Samburus ăn tới 400g mỡ động vật mỗi ngày. Ở Anh, 60g mỗi ngày được cho là vừa đủ. Người dân của các bộ lạc này có mức cholesterol thấp và ít bị bệnh tim. Khi những thổ dân này di cư sang những vùng khác nơi mà thức ăn tinh chế giàu tinh bột được tiêu thụ phổ biến, thì lượng LDL cholesterol của họ cũng tăng lên.

Nhung phat hien bat ngo ve che do an uong tot cho suc khoe

Nên học người Nhật cách ăn đậu phụ

Đậu phụ là thực phẩm thay thế thịt cá ở người ăn chay. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc thiếu hụt các khoáng chất. Các chế phẩm từ đậu nành thường chứa hàm lượng cao chất axit phytic. Chất này có thể ngăn cản việc hấp thu các loại muối khoáng thiết yếu như canxi, magie, đồng, sắt và đặc biệt là kẽm.

Người Nhật đã tránh được vấn đề này bằng cách ăn đậu phụ cùng với những sản phẩm đậu nành như miso (một loại súp đặc được dùng làm nước sốt hoặc nước rưới) và natto, đã được lên men bằng chủng vi khuẩn Bacillus subtilis. Loại vi khuẩn này làm giảm hàm lượng axit phytic trong đạu phụ.

Thêm một chút nước khi chiên rán

Hầu như tất cả mọi người đều sử dụng dầu khi nấu ăn. Nhưng dầu đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra peroxide và các chất gây hại cho sức khỏe. Khi ăn, những chất này có thể phản ứng với protein và ADN - chất liệu di truyền trong tế bào làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim.

Hãy bắt chước các đầu bếp Trung Quốc - thêm một chút nước vào chảo khi chiên rán. Cách này sẽ làm giảm nhiệt độ rán của dầu xuống 100 độ C và làm giảm lượng chất béo bị ôxy hóa. Riêng với dầu ô liu, nhất là dầu ô liu đặc biệt tinh khiết, chỉ nên dùng để trộn salad chứ không nên dùng để nấu. Vì nó dễ dàng bị phân hủy và bắt đầu cháy ở nhiệt độ khá thấp.

Hạ Đan

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý