Hợp tác quảng cáo

Những tác hại từ củ dền không phải ai cũng biết

Củ dền là một loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn sử dụng, bởi những hiệu quả từ sức khỏe mà nó mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó thì tác hại của củ dền đối với sức khỏe là điều mà bạn cũng cần biết để bảo vệ sức khỏe của mình.

Nhung tac hai tu cu den khong phai ai cung biet

I. Thông tin về củ dền

1. Củ dền là gì?

Củ dền thuộc loại củ cải ngọt (tên gọi tiếng Anh là Beetroot) hay được gọi là củ dền đỏ (Red beet), thường được trồng nhiều nhất ở các khu vực tại Anh Quốc, Trung Mỹ và Bắc Mỹ. Loại củ này thường có 2 màu đỏ thẫm và tím than cùng với lớp vỏ đen bên ngoài xù xì. Khi cắt ngang củ, bạn sẽ thấy có nhiều khoanh vòng tròn đồng tâm với màu đậm - nhạt khác nhau.

Màu đỏ bên trong củ dền là do hợp chất tự nhiên được tạo ra từ hóa tính thực vật: betaxanthins (bao gồm các sắc tố có màu vàng đến da cam) và betacyanin (bao gồm các sắc tố từ đỏ đến tím).

2. Thành phần dinh dưỡng

Củ dền và cả lá của nó có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. Đặc biệt, lá và thân cây còn nhiều chất sắt hơn cả rau bina (rau chân vịt, spinach). Ngoài ra, củ dền cũng chứa rất nhiều khoáng chất như: canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri, sắt, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên…

Với thành phần dinh dưỡng như vậy, củ dền từ lâu được xem là loại củ có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người cũng như giúp cải thiện các tình trạng bệnh tật gồm: táo bón, thiếu máu, huyết áp, xơ vữa động mạch, gout, gàu tóc, loét dạ dày,... Tuy nếu bạn sử dụng không đúng cách thì tác hại của việc ăn củ dền cũng vô cùng nghiêm trọng.

Nhung tac hai tu cu den khong phai ai cung biet
Củ dền có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C (ảnh minh hoạ)

II. Những tác hại của củ dền

1. Hạ huyết áp

Củ dền là thực phẩm vô cùng hữu ích với những người mắc phải triệu chứng tăng huyết áp. Ngược lại, đối với những người có bệnh hạ huyết áp, củ dền nên là thực phẩm hạn chế tối đa trong các khẩu phần ăn hàng ngày.

Hơn thế, nếu bạn đang chịu đựng căn bệnh giãn tĩnh mạch, dùng nhiều củ dền cũng khiến ảnh hưởng nặng thêm về vấn đề tĩnh mạch của bạn.

Xem thêm: Xử lý khoai tây mọc mầm như nào để ăn được

2. Khó tiêu

Trong củ dền có chứa fodmaps dưới dạng fructans. Đây là một loại chất có vai trò là thức ăn cho các vi khuẩn đường ruột trong cơ thể. Nếu dùng loại củ này quá mức hoặc không đúng cách, fodmaps sẽ gây nên cho người dùng triệu chứng khó tiêu hóa, nhất là những người mắc triệu chứng ruột kích thích.

Nhung tac hai tu cu den khong phai ai cung biet

Trong củ dền chứa nhiều oxalat có thể gây ra tình trạng sỏi thận

3. Sỏi mật

Trong thành phần của dền có chứa rất nhiều axit axalic gây nên tình trạng sỏi mật. Nếu muốn phòng ngừa căn bệnh này, bạn cũng không cần phải tránh ăn các thức ăn chứa oxalat. Bên cạnh đó, bạn phải nghe theo lời hướng dẫn của bác sĩ thay vì tùy tiện bỏ chúng ra khỏi thực đơn

4. Sỏi thận

Do bản thân loại củ này có chứa nhiều oxit oxalic, chất này gây cản trở một số chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể , đơn cử như canxi. Mặt khác, nhiều nhà khoa học nghiên cứu về dinh dưỡng chỉ ra rằng, hấp thụ quá nhiều oxalat sẽ dẫn đến tình trạng sỏi thận đối với thể cơ thể. Tuy nhiên, theo tờ báo New York Times của Mỹ khuyến cáo rằng, bạn không nên tùy tiện lược bỏ chất oxit oxalic ra khỏi chế độ dinh dưỡng hằng ngày mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

5. Phát ban

Ngoài những nguyên nhân khách quan khác như: thời tiết, khí hậu... thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phát ban, nổi mẩn ngứa trên cơ thể. Một trong số thực phẩm là tác nhân dẫn đến căn bệnh phát ban chính là củ dền. Mặc dù trường hợp này thật ra rất hiếm gặp và ít khi xảy ra. Tuy nhiên, củ dền thật sự rất có thể sẽ khiến bạn ngứa, ớn lạnh và thậm chí là sốt nếu ăn quá nhiều.

6. Tăng lượng đường trong máu

Nếu bất cứ ai đang gặp phải những vấn đề về lượng đường trong máu thì cách tốt nhất là nên hạn chế sử dụng củ dền trong các bữa ăn. Thực ra, củ dền có chứa chỉ số glycemic rất cao nên dễ gây ra tác dụng phụ là tăng lượng đường trong máu. Vậy nên, nếu sử dụng loại củ này hãy ăn với một liều lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Nhung tac hai tu cu den khong phai ai cung biet
Tăng lượng đường trong máu - tác dụng phụ khi ăn quá nhiều củ dền

II. Những lưu ý cần biết để dùng củ dền đúng cách

Bên cạnh việc cân đối hàm lượng củ dền, trong quá trình sử dụng và chế biến món ăn để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của củ dền, bạn cần lưu ý những điều sau để hấp thủ dưỡng chất tốt nhất:

- Nên sử dụng cả phần lá: Phần lá mọc từ củ dền cũng là nguồn chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, cung cấp thêm chất xơ, các nhóm vitamin A, vitamin C.
- Tránh kết hợp củ dền với lê: Hai loại thực phẩm khi ăn chung thì sẽ gây chứng buồn nôn. Và người bị bệnh tiêu chảy khi ăn hai loại thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng, tiêu chảy mạn tính, lạnh bụng,....

Nhung tac hai tu cu den khong phai ai cung biet

Trong củ dền chứa nhiều oxalat có thể gây ra tình trạng sỏi thận

 

- Không chế biến với nhiệt độ cao: Chế biến củ dền ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài sẽ làm chuyển hóa nitrat thành nitrosamine, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm. Do vậy, nếu đã cắt nhỏ củ dền, chỉ cần đun hầm trong khoảng 10 – 15 phút là được.

- Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, củ dền sẽ gây ngộ độc vì củ dền chứa hàm lượng nitrat cao. Ngoài ra, trẻ nhỏ ăn nhiều củ dền cũng sẽ gây ra hiện tượng methemoglobin máu, bé sẽ bị tím tái, ngạt thở, nghiêm trọng là dẫn đến tử vong.

Việc nắm được những tác hại của củ dền sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại củ này và sử dụng hợp lý nhằm mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe. Hãy ghi nhớ để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc nhé!

Như Quỳnh

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý