Một số loại rau chỉ phát huy được hết giá trị dinh dưỡng vốn có khi sử dụng trực tiếp, không qua nấu chín. Đó là những loại rau nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Rau củ rất tốt cho sức khỏe nhưng có những loại rau không nên nấu chín. Bởi nếu nấu chín vô tình bạn đã làm mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có trong rau củ. Một số lưu ý cho bạn khi chế biến rau củ để giữ lại được chất dinh dưỡng cao nhất.
Củ cải đường
Củ cải sẽ mất đi khoảng 25% folate - chất có lợi cho bộ não, nếu chúng được nấu chín. Các món salad là gợi ý không tồi cho bạn với củ cải đường.
![]() |
Củ cải đường sẽ mất nhiều dưỡng chất khi nấu chín |
Nước ép củ cải đường còn được xem là “siêu phẩm” đối với phụ nữ mang thai. Loại nước ép này giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt cho bà bầu, bồi dưỡng sức bền chuẩn bị cho quá trình lâm bồn.
Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Trong súp lơ xanh chứa myrosinase, sulforaphane, di-indolyl metan và một lượng nhỏ selen. Khi không nấu chín có khả năng bảo vệ ADN trước sự tấn công của các enzyme oxy hóa - tác nhân gây ung thư.
Khi chế biến ở nhiệt độ cao các hoạt tính enzyme và chất ESP rất dễ bị vô hiệu hóa nên không có khả năng kháng bệnh. Hấp bông cải xanh trong năm phút là cách tốt nhất để giữ lại enzyme myrosinase giúp làm sạch chất gây ung thư gan.
Xu hướng hiện nay dùng bông cải xanh trong bữa ăn thành các món salad trộn không qua nấu chín đang là cách chế biến khoa học, đảm bảo nguyên vẹn thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Hành tây
Hành tây lưu trữ nhiều phytonutrient allicin có thể bảo vệ tim, có thể làm tăng cholesterol tốt, song nếu hành tây bị nấu càng chín thì hiệu quả của chúng càng kém.
![]() |
Hành tây có thể bảo vệ tim, làm tăng cholesterol tốt |
Ngoài ra, hành tây còn chứa flavonoid, chất có đặc tính kháng viêm, giảm đau và hành tây có màu vàng, đỏ sẽ chứa hàm lượng flavonoid nhiều hơn loại hành màu trắng. Hàm lượng flavonoid có thể tăng bằng cách nấu chín nên bạn có thể xào hoặc nướng củ hành nhưng tốt nhất là thời gian khoảng năm phút, nếu lâu hơn chất dinh dưỡng của hành sẽ mất dần.
Cà tím
Chấy selenium rất dồi dào trong cà tím, chất này có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, duy trì hoạt động bình thường của các tế bào nội bộ, nâng cao khả năng miễn dịch. Khoa học nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà tím được khuyên dùng để ăn sống hoặc không nên xào nấu kỹ nếu không muốn giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
Ớt
Ớt chứa một lượng lớn vitamin A, vitamin C giúp cải thiện khả năng miễn dịch. Ăn ớt trong các bữa ăn hàng ngày là rất cần thiết khi chúng ta luôn phải tiếp xúc với virus vì ô nhiễm môi trường.
![]() |
Ớt phù hợp ăn sống hoặc làm gia vị |
Quá trình nấu nướng bình thường làm vitamin A hao hụt từ 15-20%, vitamin C hao hụt tới 50%. Tốt nhất là nên ăn ớt sống hoặc làm gia vị cho thêm vào các món ăn hàng ngày mà không qua chế biến nhiệt.
Dưa leo (dưa chuột)
Loại quả này là sự lựa chọn hàng đầu trong làm đẹp do vừa thân thuộc, phổ biến, rẻ tiền. Dưa leo rất tốt khi ăn sống vì chứa hỗn hợp vitamin C, vitamin B, các chất khoáng chất khác.
Đến cả vỏ dưa cũng chứa chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi nấu chín dưa leo, các chất sẽ bay hơi và vitamin bị phá hủy nên khi bạn ăn chúng cũng không còn mấy tác dụng nữa. Nên ăn sống hoặc chế biến thành các món rau trộn hoặc salad hàng ngày đều rất dễ ăn và tiện lợi.
Bắp cải xanh
Bắp cải xanh giàu vitamin A, vitamin C, các chất chống ôxy hóa và các hợp chất phytonutrient như chất thiocyanates, lutein, sulforaphane có khả năng giải độc, bảo bệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.
Thường xuyên ăn bắp cải có thể bảo vệ mắt và làm đẹp làn da. Cải bắp đem lại nhiều lợi ích hơn nếu chúng ta ăn sống vì nó sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng trong rau. Chúng ta chỉ nên nấu chín tới rau thay vì nấu chín nhừ để đảm bảo không bị mất các chất dinh dưỡng. Nước ép bắp cải hoặc rau cải muối là nhứng lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Rau mầm
Trong rau mầm có nhiều vitamin, axit amin, chất đạm, các enzym có ích, chất khoáng hữu cơ do các chất này cần thiết để cho cây mới nảy mầm phát triển. Các chất này rất dễ tiêu và có tác dụng tốt đến sức khỏe. Vì vậy chúng ta chỉ nên ăn sống mà không cần phải nấu chín.
Nấu chín hơn chưa chắc đã tốt hơn. Hãy nhớ những loại rau không nên nấu chín trên, nó giúp ích nhiều cho cuộc sống của bạn đó.
Khuyên Vũ
Theo Tạp chí Sống Khỏe