Người Việt thường dùng bột sắn như thức uống, món ăn để giải khát, tán nhiệt trong người. Và thực chất, công hiệu của chúng đối với sức khỏe con người còn tốt hơn thế bội lần!
Sắn dây - thuốc quý Đông Tây
Đây là vị thuốc và nguyên liệu nhà bếp được dùng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong Đông y, sắn dây có tên trong 50 vị thuốc chủ yếu để chữa bệnh.
Gốc sắn dây là nơi hội tụ năng lượng của toàn bộ cây. Do đó dù toàn bộ thân, lá dây sắn đều được sử dụng nhưng củ sắn được xem là có giá trị nhất.
Đông y dùng sắn dây làm vị thuốc với tên gọi Cát Căn, có vị ngọt tính mát chủ trị vào tỳ và vị, có tác dụng giải nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, kiết lỵ. Bột sắn gọi được là Cát Phấn trị đầy bụng, nôn ói, cảm nắng, giải khát, giải ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do nóng trong người, chữa ngộ độc rượu, hạ huyết áp…
Tài liệu Đông y Trung Quốc còn có những hy vọng đặc biệt rằng sắn dây có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo như bệnh suy tim, ung thư…
Tại Mỹ, sắn dây được du nhập vào từ thế kỷ 19 với vị thế như 1 loài cây cỏ có tính lan mạnh ảnh hưởng tốt đến hệ sinh thái. Nhưng ngày nay các nhà khoa học Mỹ đã bắt tay vào việc nghiên cứu công dụng của chúng. Điển hình là các nhà khoa học tại hai trường đại học lớn như Đại học Harvard và Đại học Columbia.
Theo giáo sư Dhamananda (Viện Nghiên cứu Y học Cổ truyền Oregan, Mỹ) thì trong sắn dây (Kudzu) có chất plavonodit. Đây là chất có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn, đồng thời chống lại oxy hóa, trung hòa acid chống vi trùng. Bởi vậy sắn dây được xem là vị thuốc dùng để ngăn chặn sự co rút của thành ruột, trị chứng đau đầu, khó tiêu. Bột sắn còn có tác dụng giảm cholesterol, tốt cho người bệnh tim mạch.
Đồng thời sắn dây cũng như mọi cây họ đậu khác là giàu thành phần isoflavone. Đây là chất có tác dụng như estrogen (nội tiết tố nữ) tự nhiên để giúp phụ nữ chống lại ung thư và làm đẹp da, phòng ngừa loãng xương, kiểm soát triệu chứng mãn kinh.
Hiện Viện nghiên cứu Thảo dược và Châm cứu Bắc California, Mỹ còn nghiên cứu dùng sắn dây để bổ trợ trong thuật châm cứu. Ngoài ra, họ cũng đang tiếp nối các y thư cổ từ phương Đông để tiến hành các thí nghiệm về tác dụng giải độc và chống nghiện rượu của sắn dây.
Lưu ý khi dùng bột sắn dây
- Nếu Đông y dùng sắn dây là 1 vị thuốc kê theo toa thì người dân nhiều nước châu Á lại dùng sắn dây để chế biến thành nước giải khát hay món ăn giải nhiệt phổ biến. Dù dùng bằng cách nào thì người sử dụng cũng không nên dùng chúng với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm tác dụng của sắn dây đi rất nhiều. Nếu dùng sắn dây làm nước giải khát thì nên hòa với nước nóng ấm vừa uống.
- Người Việt ta thường dùng bột sắn ướp hương bưởi đặc giải khát. Nhưng nhiều nhà khoa học Mỹ lại đang nghi ngờ hoa bưởi có thể kìm chế tác dụng của bột sắn.
- Các nhà khoa học Mỹ khuyên người dùng nên pha sắn dây với gừng hoặc mơ muối để tăng giá trị sử dụng. Vì gừng trợ tiêu hóa, mơ muối giúp trung hòa axit lactic.
Một số cách chế biến bột sắn dây thông dụng 1. Chè bột sắn: Dùng 1,5 thìa bột hòa trong 1 cốc nước, đánh tan. Sau đó đun sôi (dùng nồi đất thì tốt nhất). Cho thêm mơ muối vào khuấy cho đặc quánh. Sau đó cho thêm lát gừng, ăn khi còn ấm. Món ăn này giải nhiệt, trị tiêu chảy. 2. Bột sắn nấu vừng đen: Dùng bột sắn đánh tan trong nước, nấu chín cùng vừng đen và mật mía. Bài thuốc này chữa bệnh nóng âm ỉ trong xương, giải cảm và tăng lực. 3. Thoa lên vết ngứa: Dùng bột sắn trộn với hoa hiên rồi rắc lên những nơi ẩm ngứa do mồ hôi sẽ giảm ngứa, mát da. |
Minh Tiến
Theo tạp chí Sống Khỏe