Từ xưa đến nay, rau muống được mệnh danh là “vua của các loại rau”. Bởi những thành phần dinh dưỡng phong phú mà nó mang lại. Tuy tuyệt vời là thế, nhưng rau muống lại không dành cho một số đối tượng bởi những lí do như sau:
Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp.
Theo The Star, cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie.
Rau muốn tuy rẻ tiền nhưng lại rất giàu dinh dưỡng, rất có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, và người có nguy cơ táo bón.
![]() |
Trong 100 g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie |
Tuy nhiên do môi trường trồng trọt nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan. Do đó quá trình sơ chế rau muống cần rửa sạch, ngâm muối và tốt nhất là nấu chín.
Hơn nữa, không phải ai cũng ăn được loại rau muống. Thực tế, có những đối tượng buộc phải từ bỏ hoặc hạn chế ăn chúng.
Người bị gout, sỏi thận
Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.
Người đang bị vết thương mềm
Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
![]() |
Rau muống kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da |
Người điều trị ngoại khoa nội khoa
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Người đau xương khớp
Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Người suy nhược
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
![]() |
Rau muống không dành cho người suy nhược |
Những người đang uống thuốc Đông y
Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng
Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Những lưu ý khi sử dụng rau muống:
- Rau muống dẫn đầu trong các loại rau ăn lá có nguy cơ ngộ độc cao do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hoặc kích thích. Vì vậy các chuyên gia khuyên chúng ta nên nấu chín thay vì ăn rau muống sống.
- Khi mua rau muống về, nên rửa sạch từng ngọn. Sau đó ngâm nước muối loãng để lượng thuốc có thể phân hủy bớt.
- Không ăn rau muống cùng lúc với các sản phẩm từ sữa như phomai, sữa chua kẻo làm giảm hàm lượng canxi. Hơn nữa nếu rau muống có chứa một số thành phần hóa học làm giảm khả năng hấp thu canxi.
Những đối tượng đang mất phải những bệnh lí trên cần hạn chế sử dụng rau muống trong khẩu phần ăn của mình, có như thế sức khỏe mới đảm bảo. Chúc bạn khỏe mạnh.
Thiện Thanh
Theo tạp chí Sống Khỏe