Bệnh gout có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần một thực đơn khoa học cho người bệnh gout là một trong những yếu tố chiến lược để chung sống hòa bình và chiến đấu với căn bệnh này.
Bệnh gout thường được gọi là “bệnh nhà giàu” bởi nguyên nhân chủ yếu của nó được hình thành do sự dư thừa purin (chất có nhiều trong các loại thịt đỏ, hải sản, các loại thực phẩm lên men...), làm nồng độ axit uric trong máu tăng cao gây nên những tổn thương liên quan đến khớp, sụn và thận.
Đối tượng thường mắc bệnh gout chủ yếu là nam giới trưởng thành, những dấu hiệu ban đầu của bệnh gout là những cơn đau nhức ở các chi, đặc biệt là ngón chân cái. Nếu bệnh nhân gout không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu cơ tim, biến dạng xương mãn tính, và xơ cứng động mạch.
Gout gây nên những cơn đau nhứt ở ngón chân cái |
Hiểu được một chế độ dinh dưỡng thiết yếu và lên một thực đơn khoa học cho nguời mắc bệnh gout sẽ giúp cho việc điều trị căn bệnh này nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều.
Những thực phẩm tốt cho người bệnh gout
Người bệnh gout chỉ cần 300mg axit uric mỗi ngày. Để đảm bảo lượng axit uric này, bạn nên những lưu ý và tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ sau:
- Uống nhiều nước trong ngày để tăng cường đào thải axit uric.
- Đậu và các sản phẩm từ đậu là một nguồn protein vô cùng lành mạnh cho người bệnh gout. Bạn có thể bổ sung đậu phụ, đậu nành, đậu hòa lan, đậu đen, đậu trắng... vào bữa ăn để đảm bảo lượng protein cần thiết cho người bị gout.
Các chế phẩm từ đậu là "thực phẩm vàng" đối với người bị gout |
- Thịt không hẳn là “khắc tinh” với người bệnh gout bởi nếu thiếu thịt, cơ thể sẽ không đủ protein để hoạt động tốt. Nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt gà, thịt heo …) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn. Lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g.
- Nên xem tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrat là loại thực phẩm quan đối với nguời bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn và có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Bạn có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì....
- Trong thực đơn cho gười bệnh gout, nên tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
- Với các loại rau củ quả, bạn có thể ăn thoải mái vì trong rau củ quả chỉ chứa khoảng 20-25%mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây.
- Nên thay thế dầu đậu nành hoặc dầu hướng dương bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng....để giảm bớt lượng chất béo.
- Các loại rau ít purin thích hợp cho người bênh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà.....
- Khi chế biến thực đơn cho người bện gout, nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên.
Thực đơn tiêu chuẩn cho người bệnh gout
Để có thể thiết kế một thực đơn khoa học để hỗ trợ chữa trị bệnh gout, bạn có thể tham khảo thực đơn tiêu chuẩn cho người bệnh gout dưới đây:
Buổi | Sáng | Trưa | Chiều (15h) | Tối (18h) |
Thứ Hai | 1 bánh mì + 1 trứng 200ml nước cam | 2 chén cơm nhỏ Canh cải bẹ xanh Cá chép hấp | 2 miếng pho mát | 2 chén cơm nhỏ Măng xào |
Thứ Ba | Cháo yến mạch 300ml sữa ít béo | Bún riêu | 1 trái xoài chín nhỏ | 2 chén cơm nhỏ Đậu kho tương |
Thứ Tư | Bánh mì chả 300ml nước lọc | 2 chén cơm nhỏ Chả lụa kho Canh chua | 1 hũ sữa chua | Cháo rau củ |
Thứ Năm | Hủ tíu 200ml nước trái cây | 2 chén cơm nhỏ Tôm xào cà chua Canh rau muống | Dưa hấu | 2 chén cơm nhỏ Canh rau ngót |
Thứ Sáu | Nui xào trứng | 2 chén cơm nhỏ Thịt gà kho Canh bí nấu tôm | Đậu phộng rang | Bún gà |
Thứ Bảy | Bánh cuốn 250ml sữa đậu nành | 2 bát cơm nhỏ Thịt nạc kho đậu hũ Canh rau đay | 1 trái ngô luộc | 2 chén cơm nhỏ Tôm rim nước dừa |
Chủ Nhật | Cháo thịt nạc | Phở | 1 miếng đu đủ | Salad trộn |
Những thực phẩm người bị gout nên tránh
- Hạn chế tối đa bổ sung các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ngêu, hến.....). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành gout cấp tính.
- Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
- Nguời bệnh gout có thể hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn cá nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
- Tránh các loại quả chua, dưa muối, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể
- Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ làm tái phát bệnh gout.
- Đặc biệt tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng dự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.
Rượu bia chính là "khắc tinh" đối với bệnh gout |
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan và đầy đủ để cân bằng lượng axit uric cho người bệnh gout, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh phát triển.
Quỳnh Như
Theo tạp chí Sống Khỏe