Hợp tác quảng cáo

Ướp gia vị cũng phải có luật, lệ

(SKGĐ) Gia vị dù nhỏ bé nhưng không phải cứ cho vào đồ ăn là ngon. Nếu bạn không biết cách nêm nếm thì có thể bạn sẽ phải bỏ luôn đồ ăn của cả gia đình. Một số cách tẩm ướp dưới đây sẽ giúp đồ ăn của bạn ngon hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

1. Ướp muối

Ướp muối có thể làm cứng thực phẩm do đó nếu dùng nhiều muối ướp thịt, cá trước khi nấu thì sẽ khiến chúng kém độ mềm và tăng vị chát. Do đó nên ướp ít muối và khi nấu xong thì nêm nước mắm.

2. Ướp hồi, quế

Nếu là dạng lá, vỏ cây thì nên vò nát rồi trộn đều với thực phẩm, cho vào nấu để tạo hương thơm. Nhưng nếu là dạng bột khô thì bạn cần hòa trong nước lạnh rồi tưới đều bởi nếu rắc cả gói bột khô vào thì chúng sẽ vón cục, phủ không đều ở bề mặt thực phẩm. Nếu dùng để rán thì cũng không nên ướp bột hồi quế vì trong dầu nóng chúng sẽ cháy gây mùi khét.

3. Ướp tỏi

Vì có mùi thơm nên nhiều người dùng chúng để ướp nhưng chú ý nếu là món rán, xào khô thì chỉ dùng lượng tỏi nhỏ để ướp, phần còn lại để nêm sau. Bởi vì tỏi dễ cháy và tạo ra vị đắng cho thực phẩm.

Đồng thời nếu muốn phát huy hết tác dụng của tỏi bạn nên đập nát chúng và “phơi” ngoài không khí khoảng 15 phút trước khi dùng. Vì khi đập dập, thành phần trong tỏi kết hợp với ôxy mới phát huy tác dụng.

Những thứ không nấu chín

Tiêu: Trong hạt tiêu tinh dầu nên nếu xay để lâu thì sẽ bớt mùi thơm. Đồng thời nếu ướp tiêu với thực phẩm thì khi nấu chín mùi sẽ biến đổi, giảm thơm. Tốt nhất nên rắc tiêu sau lên thức ăn sau khi đã tắt bếp.

Mù tạt: Có thể giúp bạn tẩy rửa mùi tanh, khó chịu ở thực phẩm nhưng nếu ướp mù tạt thì khi nấu trong nhiệt độ cao, enzyme tạo mùi dễ bị phân hủy.

Mắm: Nước mắm còn chứa nhiều chất bổ dưỡng như protein, các loại vitamin A, D và B12. Do đó nếu cho nước mắm vào nấu lâu trong thực phẩm thì sẽ bị mất chất dinh dưỡng. Tốt nhất nên “tra” mắm khi đã nấu xong.

K.An

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Làm đẹp

Gia đình khỏe

Sống tâm lý