Hợp tác quảng cáo

2 cách xóa bỏ căn bệnh trầm cảm sau sinh vô cùng hiểu quả

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm. Sự thay đổi hormone trong tuyến giáp là nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó có thể là những rối loạn tâm lí hoặc do yếu tố di truyền. Vậy, bạn cần làm và chuẩn bị những gì để có thể vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng sau sinh?

1. Rèn luyện thể chất

Chế độ ăn uống hợp lý

Phụ nữ sau sinh cần có một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cân đối, cung cấp nhiều năng lượng (khoảng 2.800 kcal/ngày) để mau chóng phục hồi sức lực, có đủ sữa cho con bú. 

- Thực phẩm sữa: Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ bổ sung canxi trong thời kỳ mang thai giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh xuống thấp hơn 2 lần so với bà mẹ khác. Các chuyên gia khuyên nên tiêu thụ từ 1.200mg và 1.500mg mỗi ngày, tương đương với từ 1 lít đến 1,5 lít sữa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Các loại cá béo: Với phụ nữ mang thai, lượng omega-3 trong cơ thể bị giảm đáng kể. Lượng omega-3 tác động đến màng tế bào não, tạo điều kiện thuận lợi cho các hóc môn hoạt động.

- Hạt lanh: Những hạt lanh cũng chứa một lượng omega-3 đáng kể, cần thiết cho hoạt động của não và cân bằng tâm lí. Để thúc đẩy quá trình đồng hóa của các axit béo có trong hạt lanh, tốt nhất là bạn nên xay hoặc nghiền nát chúng trước khi ăn.

- Các loại hải sản: Hải sản có chứa một lượng lớn selen, đây là nguyên tố vi lượng cần thiết để giữ tâm trạng tốt. Do đó, nó rất cần thiết cho phụ nữ sau khi sinh con để ngăn chặn hội chứng baby blues.

- Dầu óc chó (dầu hồ đào), dầu hạt cải hoặc dầu gan cá: Những thực phẩm này rất giàu chất omega-3 và do đó chúng giúp phụ nữ sau sinh ngăn chặn nguy cơ hội chứng baby blues. Hãy sử dụng chúng như gia vị hoặc dùng để nấu với thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe!

- Trái cây và rau quả và các loại hạt: Để tránh mệt mỏi, kiệt sức và trầm cảm gây ra do thiếu vitamin, phụ nữ sau sinh nên ăn các loại trái cây tươi và các loại rau quả, nếu có thể ăn sống hoặc nấu chín tới để hấp thu hết tất cả tác dụng tốt của chúng.

Luyện tập thể dục, thể thao:

Nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng, ít gây mệt mỏi, rồi tăng dần thêm số lượng, độ khó và tính chất phong phú của bài tập. Những môn thể thao phù hợp với giai đoạn này là đi bộ, yoga, bơi lội... ban đầu tập với thời gian ngắn sau đó tăng dần lên.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Gìn giữ tinh thần thoải mái

- Trợ giúp của người thân: Để giúp những bà mẹ trẻ có một tinh thần thoải mái cần phải có sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình. Mọi người cần quan tâm, chi sẻ với người phụ nữ, tạo không khí vui tươi, đầm ấm. Đặc biệt, chồng là người có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người phụ nữ, các anh chồng cần lưu ý quan tâm đến vợ mình nhiều hơn, chia sẻ công việc nhà, trông con hộ, chia sẻ những khó khăn mà cô ấy đang gặp phải…

- Tận hưởng cuộc sống: Hãy nhớ bạn đừng dạy dột gì mà ôm đồm mọi thứ vào người để rồi cả thấy quá tải. Mỗi tuần hãy dành ra chút ít thời gian để đi mua sắm cho bản thân, đến các spa để chăm sóc da, làm đẹp, hẹn hò bạn bè café, trò chuyện, thử thay đổi những kiểu tóc và phong cách ăn mặc để mang lại những điều thú vị ngọt ngào…

- Chuẩn bị tâm lý: Ngoài ra, chuẩn bị tâm lý là một trong những cách giúp các mẹ phòng chống chứng trầm cảm sau sinh. Bạn cần chuẩn bị tâm lý thật tốt trước gian đoạn sinh con. Cần tìm hiểu và sẵn sàng đối mặt với những khủng hoảng có thể xảy ra. Bạn cũng biết mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta có một sự chuẩn bị chu đáo đúng không nào.

- Tư vấn bác sĩ: Bên cạnh đó, nếu thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh, các mẹ cần tìm đến, trò chuyện với bác sĩ để có những giải pháp kịp thời, cải thiện cho tình trạng sức khỏe của mình đồng thời phòng tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có thể nói làm mẹ là một niềm vui vô cùng to lớn, là một thiên chức của người phụ nữ rất đáng tự hào. Những người đã làm mẹ hoặc sắp làm mẹ hãy trang bị các kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe của mình, nuôi dạy và phát triển trẻ một cách toàn diện từ lúc lọt lòng đến khi trưởng thành.

Trúc Đào

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Gia đình khỏe

Giảm béo