Hợp tác quảng cáo

3 thói quen tai hại của người trẻ khi dùng tai nghe, gây tổn hại thính giác nghiêm trọng

Tỷ lệ người trẻ mắc bệnh thính giác như lãng tai, nghe kém hoặc điếc đang gia tăng chóng mặt, dù cho trước đây, tình trạng này vốn chỉ xuất hiện ở người già. Nguyên nhân phần lớn gây ra tình trạng này là do 3 thói quen cực kỳ tai hại khi sử dụng tai nghe sau đây.

Theo nghiên cứu của bà Lauren Dillard (cố vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới - WHO) cho biết, cứ 4 người trong độ tuổi 12 - 35 thì sẽ có 1 người mắc vấn đề về thính lực, nguyên nhân phần lớn đến từ thói quen sử dụng tai nghe sai cách. Từ kết quả nghiên cứu trên, WHO đưa ra kết luận, trên toàn thế giới đang có hơn 0,65 - 1,37 tỷ người trẻ tiềm ẩn nguy cơ cao bị suy giảm hoặc mất thính giác.

Nhắc đến tai nghe - nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng suy giảm thính lực - thì phải nói rằng, thiết bị này đang dần trở thành một phụ kiện không thể thiếu của giới trẻ. Xét về mặt lợi ích, tai nghe giúp bảo đảm sự riêng tư cho người sử dụng và hạn chế tiếng ồn cho người xung quanh. Nhưng nếu nói đến sự bất lợi, tai nghe sẽ làm cản trở quá trình giao tiếp giữa mọi người, theo thời gian còn gây ảnh hưởng đến thính giác, từ đó dẫn đến tình trạng người trẻ mắc vấn đề lãng tai, nghe kém như đã nói ở trên. Đặc biệt, tình trạng ảnh hưởng thính giác sẽ càng thêm nghiêm trọng, có khả năng gây điếc cao hơn với những ai sử dụng tai nghe nhiều mà còn có thêm 3 thói quen cực kỳ tai hại sau đây.

3 thói quen tai hại khi sử dụng tai nghe, làm tăng nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn

1. Đeo tai nghe khi đi ngủ

Đeo tai nghe khi ngủ được cho là thói quen khó bỏ của khá nhiều người, đặc biệt là với những người trẻ. Một phần là để chìm vào giấc ngủ dễ hơn, một số người khác thì lại đeo tai nghe để xem phim, nghe nhạc, giải trí trước khi đi ngủ nhưng rồi ngủ quên mất.  Nhưng bất kể là vì nguyên nhân gì, việc đeo tai nghe khi ngủ là một hành động rất có hại cho cả thính giác lẫn giấc ngủ.

Điều này được chuyên gia sức khỏe giải thích như sau, xương tai cùng màng nhĩ của chúng ta là những cơ quan mềm và dễ bị tổn thương, việc đeo tai nghe khi ngủ có thể gây kích thích âm lượng và làm rối loạn chức năng dẫn truyền âm thanh từ tai đến não bộ - điều này dẫn đến tổn thương các tế bào tóc của tai trong, lâu dẫn sẽ khiến tai bị suy giảm chức năng và gặp nhiều thương tổn dẫn đến điếc vĩnh viễn (chẳng hạn như tổn thương màng nhĩ, viêm tai, hoại tử tai,... ). Đồng thời, vỏ não cũng sẽ bị tác động và không thể ngủ sâu, hệ thần kinh dễ bị rối loạn, gây mệt mỏi vào ngày hôm sau.

3 thoi quen tai hai cua nguoi tre khi dung tai nghe, gay ton hai thinh giac nghiem trong
 

Việc sử dụng tai nghe khi ngủ còn khiến tai không được nghỉ ngơi vì phải tích cực xử lý âm thanh để truyền đến não bộ, điều này buộc các hệ thống mạch máu phải hoạt động nhanh hơn, dẫn đến căng thẳng. Căng thẳng thì lại làm tuần hoàn máu kém, lâu dần khiến lượng máu không đủ cung cấp cho hệ thống tai và ống nhĩ gây ù tai, đau tai và suy giảm thính giác (Ảnh: Internet)

2. Đeo tai nghe một bên

Thói quen này thường xảy ra nhiều hơn với nhóm người trẻ làm việc văn phòng. Đôi khi, vì vừa muốn nghe nhạc, vừa muốn làm việc và nghe được mọi người xung quanh nói, nhiều người sẽ áp dụng "mẹo" là đeo tai nghe một bên. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen cực kỳ có hại với thính giác.

Do đeo tai nghe một bên khiến việc nghe âm thanh không được tập trung, buộc chúng ta phải điều chỉnh âm thanh to lên, từ đây sẽ khiến âm thanh phóng đại bên trong màng nhĩ, gây rung và dẫn đến nhiều thương tổn, từ đó làm suy giảm thính lực. 

3 thoi quen tai hai cua nguoi tre khi dung tai nghe, gay ton hai thinh giac nghiem trong

Hơn nữa, đeo tai nghe một bên sẽ gây ra tình trạng một bên tai phải làm việc, bên còn lại thì không - lâu dần sẽ làm suy giảm thính lực mất cân bằng (Ảnh: Internet)

3. Đeo tai nghe với âm lượng lớn

Những người trẻ tuổi thường có xu hướng dùng tai nghe với âm lượng lớn, nhất là khi nghe nhạc. Bởi vì nó không chỉ giúp họ được đắm chìm trong không gian âm nhạc, mà còn để tránh những ồn ào từ bên ngoài khi ở nơi công cộng. Thói quen này có thể không gây ảnh hưởng ngay, nhưng theo thời gian sẽ làm thính lực suy giảm do ù tai, viêm nhiễm tai, rách màng nhĩ, tổn thương tế bào thần kinh và lâu dần sẽ dẫn tới điếc.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tai của chúng ta chỉ hoạt động bình thường với cường độ âm thanh dao động từ 80 - 90 decibels (dB), và cường độ âm thanh khi sử dụng tai nghe không nên vượt quá 94db. Tuy nhiên, người dùng tai nghe hoặc các máy nghe nhạc hiện nay đều sử dụng cường độ mặc định là 120db, điều này chính là nguyên nhân lớn nhất khiến bệnh thính giác ở giới trẻ tăng cao. 

3 thoi quen tai hai cua nguoi tre khi dung tai nghe, gay ton hai thinh giac nghiem trong

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với âm thanh ở ngưỡng 94dB, tai chúng ta có thể chịu đựng được 1 tiếng mỗi ngày. Còn với ngưỡng âm thanh là 105dB, tai con người chỉ có thể chịu đựng được khoảng 4 phút mỗi ngày. Vì thế, khi sử dụng tai nghe, mọi người cần phải chú ý âm lượng để điều chỉnh sao cho thích hợp với ngưỡng tai có thể chịu đựng (Ảnh: Internet)

Trên đây là 3 thói quen gây hại tai, làm suy giảm thính lực của người trẻ khi sử dụng tai nghe. Để hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý thính giác, mọi người - đặc biệt là giới trẻ phải bỏ ngay 3 thói quen xấu kể trên. Đồng thời không nên sử dụng tai nghe quá nhiều, vì việc này sẽ khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai phải làm việc quá sức, gây ra suy giảm thính lực hay có thể bị điếc. 

Ngoài ra, hãy nhớ quy tắc không nên đeo tai nghe quá 2 giờ đồng hồ mỗi ngày và không nghe liên tục quá 15 phút. Nếu công việc bắt buộc phải dùng tai nghe nhiều, hãy chọn loại tai nghe chất lượng tốt, thoải mái khi đeo, âm lượng sử dụng dưới 60%, để tai nghỉ ngơi mỗi 15 - 20 phút một lần và thường xuyên vệ sinh tai nghe.

Xem thêm: Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm sau, giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo