Hợp tác quảng cáo

3 yếu tố nguy cơ gây tình trạng viêm tai giữa cấp tính ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm tai giữa, và theo các chuyên gia nhi khoa, mắc bệnh mà không có biện pháp điều trị đúng cách thì trẻ rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm - thậm chí là tử vong. Thông thường, nguyên nhân để trẻ mắc viêm tai giữa cấp tính thường bắt nguồn từ 3 yếu tố phổ biến sau đây.

Các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng cho biết, viêm tai giữa thường có 2 dạng, bao gồm: bao gồm: viêm tai giữa cấp tính (tai giữa khi bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm, lâu ngày tiến triển thành viêm tai giữa cấp. Bệnh làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, nếu kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ) và viêm tai giữa có dịch tiết (tình trạng tai giữa có dịch nhưng không gây nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Đối với dạng viêm tai giữa này, người bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi chỉ có cảm giác đầy nặng tai.

3 yeu to nguy co gay tinh trang viem tai giua cap tinh o tre so sinh

​​Tình trạng viêm tai giữa ở trẻ nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm mạn tính, điếc… (Ảnh: Internet)

Theo số liệu thống kê cho thấy, viêm tai giữa ở trẻ em chiếm 80% tổng số ca mắc. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ bị viêm tai giữa là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở từng lứa tuổi và do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch.

Cụ thể, ống thính giác của trẻ em có kích thước tương đối ngắn, chất thải rất dễ bị tắc, không thể thoát ra được. Vì thế, vi khuẩn và nấm sẽ tồn tại trong tai, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Phụ huynh nên chú ý chăm sóc, vệ sinh tai cho trẻ nhỏ sạch sẽ để tránh hiện tượng trên xảy ra. Bệnh lý về tai rất nguy hiểm, chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của các trẻ.

Khi mắc bệnh viêm tai giữa, trẻ sẽ có những biểu hiện đặc trưng bao gồm: sốt không dứt (nhiệt độ thường ở khoảng 39 - 40 độ C), có dịch vàng/ mủ chảy ra từ tai, trẻ quấy khóc, bỏ ăn, rối loạn tiêu hóa, trẻ bị đau tai, thường lấy tay dụi tai,...

3 yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm tai giữa cấp tính ở trẻ sơ sinh

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ sơ sinh thường được gây ra bởi 3 yếu tố nguy cơ sau đây:.

1. Tác nhân gây viêm tai giữa cùng các bệnh viêm đường hô hấp cấp là giống nhau, chủ yếu là virus, vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng. Thường thì các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn thường nghiêm trọng hơn, chúng tấn công vào lớp biểu bì, niêm mạc vùng tai giữa dẫn đến viêm nhiễm, tích tụ dịch mủ.

3 yeu to nguy co gay tinh trang viem tai giua cap tinh o tre so sinh

Nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa như hè thu và thu đông - khi nhà lạnh, ẩm ướt, ẩm mốc cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng, viêm tai giữa. Những năm đầu đời, trẻ sơ sinh dễ bị viêm tai giữa do tiếp xúc với các mầm bệnh đường hô hấp (Ảnh: Internet)

2. Viêm tai giữa cũng thường là biến chứng từ các bệnh viêm mũi, họng thông thường không được điều trị sớm và dứt điểm.

3. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, nếu vệ sinh tai không tốt, không đúng cách vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào tai trẻ gây bệnh.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa cấp tính cho trẻ sơ sinh cho trẻ khi đi bơi

Để giúp cha mẹ có thể phòng bệnh viêm tai giữa cho con một cách hiệu quả, các bác sĩ đã liệt kê một số điều cần ghi nhớ sau đây:

1. Tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác có triệu chứng viêm đường hô hấp, nếu cha mẹ người lớn mắc bệnh cũng nên cách ly khỏi trẻ, tránh hôn hít làm lây nhiễm bệnh.

2. Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên vệ sinh vật dụng cá nhân của trẻ.

3. Tránh môi trường có tiếng ồn mạnh làm ảnh hưởng tới thính giác của trẻ.

4. Hạn chế nước xâm nhập vào tai của trẻ khi tắm, gội hay khi cho trẻ bú, nhất là khi trẻ đang bị viêm đường hô hấp hoặc viêm ngoài ta.

5. Khi tai trẻ không may có dị vật rơi vào hoặc côn trùng xâm nhập, cần đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa để được gắp dị vật ra ngoài, tránh để lâu làm tổn thương trong tai trẻ.

6. Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, nhất là vaccine ngừa cúm và phế cầu quần - những tác nhân dễ gây viêm đường hô hấp và viêm tai giữa nhất.

3 yeu to nguy co gay tinh trang viem tai giua cap tinh o tre so sinh

Tiêm phòng vaccine ngừa các bệnh hô hấp là một trong những cách hiệu quả nhất, giúp bảo vệ trẻ khỏi tình trạng viêm tai giữa (Ảnh: Internet)

7. Không hút thuốc lá khi ở cạnh trẻ vì có thể khiến trẻ hít phải khói thuốc lá, gây độc cho hệ hô hấp, tai mũi họng nói riêng và sức khỏe nói chung.

Viêm tai giữa cấp tính là một bệnh khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Thông thường sẽ có thể tự khỏi nhưng phụ huynh không vì thế mà chủ quan, tốt nhất vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi bởi bác sĩ, nhằm tránh những biến chứng nghiêm trọng - gây ảnh hưởng tới khả năng nghe và cả tính mạng của trẻ. Và mẹ cũng đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ.

Xem thêm: Cảnh báo đến dân văn phòng, ngồi quá 8 tiếng có thể đối mặt nguy cơ đột tử đến 50%

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo