Hầu như ai cũng từng 1 lần bị đau bụng. Đó là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy. Đau bụng có thể từ mức độ nhẹ cho đến những cơn đau dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Một số nguyên nhân gây đau bụng cấp tính hoặc đột ngột, như viêm ruột thừa, cũng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng và không biết phải làm gì, điều quan trọng là phải biết rằng hầu hết các trường hợp đều có thể điều trị được sau khi tình trạng cơ bản được xác định.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng và một số mẹo để điều trị.
1. Có quá nhiều khí trong dạ dày
Trong khi khí là một phần bình thường của quá trình tiêu hóa, quá nhiều khí có khả năng dẫn đến đau bụng, chuột rút và đầy hơi.
Khí thừa có thể do một số nguyên nhân như nuốt quá nhiều không khí, ăn thực phẩm tạo ra nhiều khí như đậu, các loại rau thuộc họ cải và các sản phẩm từ sữa.
![]() |
Đau bụng có thể từ mức độ nhẹ cho đến những cơn đau dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. |
Bên cạnh đó, các tình trạng y tế như bệnh celiac, hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc vi khuẩn ruột non phát triển quá mức cũng gây quá nhiều khí trong dạ dày.
Nếu bạn bị đầy hơi khó chịu, dai dẳng, bước đầu tiên tốt nhất là bạn nên thực hiện thay đổi chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là chế độ ăn ngọt và nhiều tinh bột.
Bạn cũng có thể thử dùng thuốc không kê đơn hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà như một số tư thế yoga hoặc chườm nóng vùng bụng.
2. Táo bón
Táo bón được định nghĩa là có ít hơn ba lần đi tiêu trong một tuần. Tình trạng này thường do chế độ ăn uống nghèo nàn, lười vận động, dùng thuốc hoặc các bệnh lý như IBS.
Khi bị táo bón, bạn sẽ cảm thấy căng tức, chuột rút hoặc đau nhói ở bụng, phải rặn khi đi tiêu hoặc cảm thấy buồn nôn.
Các bác sĩ cho biết, bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước hơn sẽ giúp giảm táo bón. Nếu bạn bị táo bón mãn tính - các triệu chứng xảy ra kéo dài hơn ba tháng - bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
3. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày thường dẫn đến buồn nôn, nôn mửa và cảm giác nôn nao sau khi ăn. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), lạm dụng thuốc và tiêu thụ nhiều rượu.
Bạn có thể giảm các triệu chứng viêm dạ dày bằng cách cắt giảm lượng rượu và thuốc lá, tránh thức ăn gây kích thích dạ dày, đặc biệt là thức ăn chua và cay, ăn các bữa ăn nhỏ hơn, sử dụng không quá liều thuốc không kê đơn được khuyến nghị hàng ngày
Nếu sau một tuần thử các phương pháp điều trị trên, các triệu chứng vẫn còn, thì hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ có các xét nghiệm để giúp chẩn đoán các triệu chứng và xác định các phương pháp điều trị hữu ích.
4. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, ký sinh trùng, virus hoặc các chất độc khác. Các dấu hiệu phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm bao gồm: Đau bụng và chuột rút, buồn nôn và ói mửa, bệnh tiêu chảy
Các trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống ký sinh trùng, nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ tự khỏi. Thời gian phục hồi thường mất từ một đến 10 ngày.
Trong khi chờ đợi, hãy tránh mất nước bằng cách uống nước, ngay cả khi bạn chỉ có thể dung nạp một lượng nhỏ, thay thế các chất điện giải bị mất do nôn mửa và tiêu chảy bằng cách uống oresol, nước canh và nước hoa quả pha loãng với nước
Ngộ độc thực phẩm thường thuyên giảm mà không cần điều trị y tế, nhưng tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm: Sốt trên 39 độ C, không có khả năng giữ chất lỏng do nôn quá nhiều, tiêu chảy ra máu hoặc tiêu chảy kéo dài hơn ba ngày và có các dấu hiệu mất nước như không đi tiểu, chóng mặt và cổ họng khô nghiêm trọng.
Mặc dù đau bụng rất phổ biến, nhưng các chuyên gia khuyên bạn kiểm tra với bác sĩ khi nó nghiêm trọng, kéo dài hơn vài ngày, không cải thiện với các phương pháp điều trị tại nhà hoặc nếu cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ.
![]() |
Mặc dù đau bụng rất phổ biến, nhưng các chuyên gia khuyên bạn kiểm tra với bác sĩ khi nó nghiêm trọng. |
Cơn đau dạ dày cấp tính hoặc đột ngột trở nên tồi tệ hơn nhanh chóng hoặc không biến mất có thể rất nghiêm trọng. Hãy điều trị y tế ngay lập tức nếu bạn gặp phải:
- Đau dữ dội ở vùng bụng dưới bên phải
- Đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vùng chậu kèm theo chảy máu âm đạo
- Đau bụng chuột rút xuất hiện và biến mất nhanh chóng
- Đau bụng dữ dội kèm theo ớn lạnh hoặc sốt, buồn nôn và nôn
Bạn nên luôn kiểm tra với các bác sĩ nếu bạn thường xuyên buồn nôn hoặc nôn mửa, giảm cân bất ngờ, chảy máu trực tràng, phân có màu đen hoặc hình dạng hẹp hoặc thay đổi đáng kể về tần suất hoặc hình thức đi tiêu.
Đau dạ dày rất phổ biến, nhưng một khi bạn xác định được nguyên nhân gây ra chúng, việc điều trị đúng cách sẽ giúp giảm đau lâu dài.
Xem thêm: Kỳ lạ người đàn ông đồng thời mang cả tinh hoàn lẫn buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng
Ánh Dương
Theo Người đưa tin