Sữa chứa nhiều protein chất lượng cao, canxi, vitamin, nguyên tố vi lượng và chất xơ, đặc biệt là hàm lượng protein chất lượng cao và canxi vượt xa các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách uống sữa sao cho đúng. Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến dưỡng chất trong sữa bị giảm đi đáng kể, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu 4 thói quen xấu khi uống sữa mà nhiều người vẫn mắc phải.
![]() |
Đun sữa quá nóng sẽ làm mất đi vitamin và biến tính protein, khiến sữa mất chất dinh dưỡng. |
Mọi người nên nhớ rằng sữa rất giàu protein chất lượng cao, nhưng rất dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng nếu đun sôi sữa trong thời gian dài hơn, vi khuẩn trong sữa có thể bị tiêu diệt kịp thời. Tuy nhiên, sữa hiện đang được bán trên thị trường đã được tiệt trùng khoa học, bạn không cần phải lo lắng về nguy cơ sữa bị nhiễm khuẩn.
Nếu đun sôi sữa quá lâu, các chất dinh dưỡng trong sữa sẽ bị phá hủy. Nếu sữa quá nóng, nó có thể dễ dàng gây bỏng thực quản. Theo thời gian, nó có thể gây ra ung thư thực quản.
Đối với sữa tươi chưa tiệt trùng, bạn chỉ nên đun sôi nhẹ một lần ở nhiệt độ khoảng 70–80 độ C trong vài phút. Với các loại sữa đã tiệt trùng (UHT hoặc pasteur), bạn không cần đun lại mà có thể sử dụng trực tiếp. Nếu muốn uống nóng, chỉ cần hâm sữa bằng lò vi sóng hoặc cách thủy nhẹ nhàng.
Nhiều người thích uống đồ uống có chứa sữa, chẳng hạn như trà sữa. Tuy nhiên, đồ uống có chứa sữa hoàn toàn khác với sữa. Giống như trong quá trình sản xuất trà sữa, mặc dù có thêm sữa nhưng đây lại là một loại đồ uống có đường. Uống những loại đồ uống này thường xuyên không tốt cho sức khỏe, vì chúng sẽ khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều đường, không chỉ dẫn đến béo phì mà còn dễ gây ra tình trạng kháng insulin và gây ra bệnh tiểu đường.
![]() |
Uống sữa khi bụng đói có thể gây đầy bụng, khó tiêu và làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất trong sữa. |
Uống sữa vào lúc bụng đói là thói quen phổ biến nhưng lại không tốt cho hệ tiêu hóa. Khi bụng rỗng, dạ dày tiết ra nhiều axit. Sữa – một loại thực phẩm giàu protein – khi gặp axit mạnh trong dạ dày sẽ bị kết tủa, gây khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn. Không những vậy, axit dạ dày có thể phá hủy một số enzyme và vitamin có trong sữa, làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Để cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất, bạn nên uống sữa sau khi đã ăn nhẹ một bữa ăn chính hoặc ăn một ít bánh, trái cây. Uống sữa lúc này sẽ giúp dạ dày hoạt động ổn định, đồng thời giúp các chất dinh dưỡng trong sữa được hấp thu tốt hơn.
Nhiều người có thói quen uống thuốc với sữa nhưng không biết rằng điều này rất không tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là do sữa giàu các chất như canxi, phốt pho, sắt sẽ kết hợp với thuốc, ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc.
Bạn nên tránh uống sữa trong vòng 1 – 2 giờ trước và sau khi uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị loãng xương, thuốc bổ sung sắt. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Ngoài 4 thói quen xấu kể trên, dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn hấp thu tối đa dưỡng chất từ sữa:
- Không uống sữa quá nhanh: Uống từ từ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Không thêm đường quá nhiều: Đặc biệt là đường trắng tinh luyện, vì nó làm tăng lượng calo và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài.
- Bảo quản sữa đúng cách: Sữa cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8 độ C và nên sử dụng trong vòng 2–3 ngày sau khi mở nắp.
- Chọn loại sữa phù hợp: Người lớn tuổi nên chọn sữa ít béo, giàu canxi. Người tập thể thao có thể dùng sữa tăng protein. Trẻ em cần sữa giàu DHA và vitamin.
Sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá nhưng chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi được sử dụng đúng cách. Những thói quen tưởng chừng nhỏ như uống sữa khi bụng đói, kết hợp với thuốc hay thực phẩm chua, hoặc đun sữa quá nóng đều có thể làm mất đi phần lớn dưỡng chất quý giá. Hãy thay đổi những thói quen xấu này ngay hôm nay để cơ thể bạn được hưởng trọn vẹn lợi ích từ sữa!
Phong Vũ
Theo Người đưa tin