Bệnh hô hấp vốn rất phổ biến, ai cũng có khả năng mắc phải. Thường thì dạng bệnh này không gây nguy hiểm, cũng nhanh khỏi nên nhiều người tỏ ra lơ là trong việc điều trị, khiến bệnh kéo dài dai dẳng. Thậm chí, nhiều người khi mắc bệnh vẫn thường xuyên làm 4 điều này, càng khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Thời tiết và độ ẩm trong không khí thay đổi thất thường, kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường chính là điều kiện lý tưởng để các tác nhân gây hại như vi khuẩn/ virus/ vi nấm có mặt ở trong không khí, đất cát, gió bụi được sinh sôi và phát triển. Sau đó, chúng xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, gây ra các loại bệnh hô hấp như: viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ho, sổ mũi, cảm cúm,...
Nếu như trước kia, bệnh hô hấp chỉ phổ biến nhiều vào mùa hè hoặc mùa đông thì đến hiện tại, “tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng” chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, từ đó thúc đẩy các tác nhân gây hại phát triển quanh năm và gây ra bệnh hô hấp liên tục cho con người, bất chấp mùa hoặc thời tiết (Ảnh: Internet)
Người có hệ miễn dịch và sức đề kháng vững vàng sẽ ít bị các bệnh hô hấp hơn, hoặc khi mắc bệnh thì triệu chứng bệnh khá nhẹ nhàng, có thể ho khan, hắt hơi, sổ mũi bình thường, và cũng sẽ nhanh khỏi hơn nhóm người có đề kháng kém - thông thường thì sau 1 tuần nếu không dùng thuốc và từ 2 - 3 ngày nếu có dùng thuốc. Còn nhóm đề kháng kém sẽ dễ mắc bệnh hơn và khi bệnh, triệu chứng có thể nặng hơn, có bao gồm tất cả các triệu chứng kể trên, đi kèm ho có đờm xanh, sổ mũi nước trong, hắt hơi liên tục, sốt, chán ăn, mệt mỏi liên miên. Khi mắc bệnh cũng sẽ kéo dài hơn, khoảng 1 - 2 tuần nếu có dùng thuốc và 2 - 3 nếu không dùng thuốc.
Tuy nhiên, dù là đề kháng kém hay khỏe, khi mắc bệnh hô hấp thì mọi người vẫn cần chăm sóc đúng cách, và tuyệt đối tránh xa 4 thói quen xấu sau đây. Vì các thói quen ấy đều chính là yếu tố khiến ta mắc bệnh hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh hô hấp mà ta đang bị.
Việc đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ là yếu tố hàng đầu giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Chuyên gia y tế khuyến nghị chúng ta nên tắm nước nóng mỗi ngày một lần - vừa tránh bị nhiễm lạnh vừa giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên cơ thể.
Đặc biệt, giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chạm vào bề mặt/ đồ vật lạ là quy tắc quan trọng nhất, nhằm loại bỏ những yếu tố gây nhiễm trùng, bao gồm vi khuẩn, virus, một số loại nấm,... Do chúng ta thường có thói quen dùng tay để chạm vào tất cả bộ phận trên cơ thể, nhất là cơ quan hô hấp gồm mũi và miệng. Giữ gìn một đôi tay sạch sẽ góp phần ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, đồng thời hạn chế phát sinh bệnh thứ cấp gây ra khi đường hô hấp suy yếu.
Hút thuốc lá không chỉ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư thực quản, hay ung thư phổi - mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng bệnh hô hấp ở người hút thuốc lá.
Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng hơn. Và nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 - 7 lần.
Ngoài ra, người đang mắc bệnh viêm phế quản nếu thường xuyên hút thuốc sẽ khiến bệnh khó điều trị dứt điểm, thường xuyên tái đi tái lại và có nguy cơ cao biến thành viêm phế quản mạn tính. Đó là do khói thuốc được hít vào phổi, thành phần của nó được tích tụ lại và hấp thu vào phổi, gây ra tác hại đối với hệ thống hô hấp, làm trầm trọng hơn nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.
Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến người hút thuốc mà còn trực tiếp gây hại cho những người xung quanh hít phải khói thuốc. Vì thế hãy dừng việc hút thuốc ngay lập tức nếu không muốn mắc bệnh hô hấp ngày một nặng hơn (Ảnh: Internet)
Khi đang mắc các bệnh hô hấp, mọi người phải hạn chế các loại thực phẩm “rác”, thường có kiểu chế biến nhiều dầu mỡ như chiên, xào, nướng (gà rán, xiên que, các món ăn vặt lề đường,... ) vì nó sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị suy yếu dần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Khi này, những cơn ợ chua ợ nóng do bệnh gây ra sẽ làm vòm họng bị tổn thương. Ngoài ra, lượng dầu cũng có thể tích tụ ở cổ họng làm tiết ra nhiều chất dịch đờm sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, mọi người cũng cần phải kiêng các loại thức uống lạnh như nước ngọt có gas, trà sữa hay chỉ đơn giản là một ly nước đá trong thời gian điều trị bệnh. Vì hơi lạnh từ các loại thức uống này có thể tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn tích tụ trong vòm họng được phát triển thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, nước lạnh sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương và vi khuẩn có sẵn ở amidan sẽ gây viêm nhiễm cho vùng họng, khiến họng bị đau rát, sưng tấy rất khó chịu.
Ai cũng yêu thích các loại thức uống lạnh vì nó giúp giải nhiệt cực hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh, đặc biệt là bệnh hô hấp thì không nên đụng tới các loại đồ uống này (Ảnh: Internet)
Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế thì vận động cũng có ảnh hưởng quan trọng đến việc điều trị các loại bệnh hô hấp. Đó là vì vận động sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho phổi, đồng thời cải thiện khả năng thông khí phổi, hạn chế khí cặn, từ đây cũng khiến đường hô hấp được thông thoáng hơn. Không chỉ vậy, hoạt động thể chất còn giúp tăng cường chức năng tim và làm giàu oxy cho máu, tăng cường tuần hoàn máu khiến cơ thể luôn khỏe mạnh.
Trên đây là 4 thói quen xấu những người mắc bệnh hô hấp cần phải bỏ ngay, giúp giảm nhẹ các triệu chứng và hạn chế bệnh tiến triển nặng. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống - sinh hoạt lành mạnh, vận động thường xuyên sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, đủ sức “chiến đấu” với các tác nhân gây bệnh.
Xem thêm: 3 loại trứng này khiến lượng đường máu dao động đáng kể, người bệnh tiểu đường nên hạn chế
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin