Hợp tác quảng cáo

4 thủ thuật nhỏ để bạn chìm vào giấc ngủ sâu chỉ trong vài phút

Nhiều người thường đếm cừu với hy vọng sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng cách làm này chỉ khiến bạn càng tỉnh táo hơn. Vậy đâu mới là cách "tự ru ngủ" tốt nhất?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, 27% người dân trên toàn thế giới gặp vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ. Nói cách khác, cứ 4 người sẽ có ít nhất 1 người không ngủ ngon.

Những người bị mất ngủ có độ tuổi trong khoảng từ 18-30 chiếm 62,66% tổng dân số. Những người thừa cân, béo phì có chỉ số giấc ngủ thấp, nên càng béo đồng nghĩa với việc họ ngủ càng kém. Nghiên cứu khác cũng cho thấy cứ 100 người bị mất ngủ thì có 56 người là nam, 44 người là nữ, nên đàn ông ngủ sẽ kém hơn phụ nữ.

4 thu thuat nho de ban chim vao giac ngu sau chi trong vai phut

Như thế nào được gọi là khó ngủ, mất ngủ?

- Khó ngủ: Nằm thao thức hơn 30 phút trước khi chìm vào giấc ngủ.

- Rối loạn giấc ngủ: Số lần thức giấc hàng đêm trên 3 lần hoặc thức dậy sớm.

- Chất lượng giấc ngủ kém: Ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc chỉ với những cử động nhẹ, thức dậy hơn 2 lần trong đêm.

- Khó ngủ sau khi thức dậy: Thức dậy sớm, không thể ngủ lại trong 10 phút sau khi tỉnh giấc.

- Tổng thời gian ngủ: Dưới 5 giờ.

- Thời gian còn lại trong ngày: Cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, thèm ăn,...

4 cách để bạn chìm vào giấc ngủ sâu chỉ trong vài phút

Nhiều người thường đếm cừu để dễ ngủ hơn nhưng thực tế cách làm này không hề có tác dụng gì, thậm chí còn khiến bạn càng tỉnh táo hơn. Một nghiên cứu của Đại học Oxford (Mỹ) cho biết, bộ não vẫn đang hoạt động khi đếm cừu khiến hệ thống thần kinh phải liên tục làm việc trong trạng thái hưng phấn cao độ, dẫn đến khó ngủ.

4 thu thuat nho de ban chim vao giac ngu sau chi trong vai phut

Dưới đây là 4 cách để giúp bạn ngủ nhanh và ngon hơn:

1. Vuốt vùng tai

Vuốt tai trước khi đi ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu. Bạn hãy dùng 2 ngón tay cái đặt phía sau tai, 2 ngón tay trỏ đặt phía trước tai, liên tục vuốt từ đỉnh tai đến dái tai cho đến khi tai nóng lên.

2. Thở theo nhịp 4-7-8

Bước 1: Ngồi thẳng lưng, thư giãn, hít thở sâu

Bước 2: Đặt và giữ đầu lưỡi phía sau răng cửa trên rồi thở ra bằng miệng, tạo thành tiếng gió.

Bước 3: Khép miệng lại và hít vào bằng mũi, đếm nhẩm từ 1 đến 4.

Bước 4: Giữ hơi thở và đếm nhẩm từ 1 đến 7.

Bước 5: Thở ra bằng miệng, tạo âm thanh như tiếng gió và đếm nhẩm từ 1 đến 8. Lặp lại chu trình hít thở theo nhịp 4-7-8 trên 3 lần.

3. Nằm ngửa thư giãn

Bước 1: Nằm ngửa, tay chân thả lỏng, lòng bàn tay hướng lên trên. Tập trung cao độ khi thở ra.

Bước 2: Cảm nhận chiếc giường bên dưới đang nâng đỡ toàn bộ cơ thể theo từng nhịp thở.

Bước 3: Tiếp tục hình dung về từng bộ phận trên cơ thể, bắt đầu từ đỉnh đầu rồi dần di chuyển khắp cơ thể để tìm thấy những điểm đang căng thẳng.

Bước 4: Khi tìm thấy những điểm căng thẳng trên cơ thể, hãy tập trung vào việc thở ra. Lúc thở ra bạn hãy lặp đi lặp lại một câu “thần chú” để tạo cảm giác buồn ngủ.

4. Thở bụng

Thở bụng tức là hít sâu, thở nhẹ từ vùng bụng chứ không phải thở từ vùng ngực. Các bước thở bụng để dễ ngủ:

Bước 1: Nằm ngửa, nhắm mắt, tay chân thả lỏng, lòng bàn tay hướng lên trên.

Bước 2: Đặt một tay lên vùng bụng và một tay lên ngực.

Bước 3: Hít thở chậm và sâu bằng mũi. Lưu ý, hãy hít thở sao cho bàn tay đặt trên ngực giữ nguyên nhưng bàn tay trên bụng di chuyển theo nhịp thở.

Bước 4: Thực hiện cách thở bụng này trong khoảng 5-10 phút. Lưu ý, thở ra thật chậm và thở bằng miệng.

Hà Phương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Gia đình khỏe

Giảm béo