Thiếu máu lên não là một tình trạng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, mà khi tình trạng này kéo dài mà không được điều trị còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu não, thậm chí một số người lớn tuổi còn mắc bệnh Alzheimer. Do đó, việc học cách nhận biết các dấu hiệu thiếu máu lên não và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước là rất quan trọng đối với sức khỏe.
Bởi vì một khi nhồi máu não hay mất trí nhớ xảy ra, hậu quả thường rất nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn thấy mình hoặc ai đó xung quanh có những dấu hiệu này, đừng xem nhẹ mà hãy thực hiện các biện pháp kịp thời để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Não của chúng ta cần được cung cấp máu liên tục để duy trì chức năng bình thường, đặc biệt là khi chúng ta thức dậy vào sáng sớm. Do ảnh hưởng của trọng lực, máu tập trung nhiều hơn ở các chi dưới và lượng máu cung cấp cho não có thể bị giảm tạm thời.
Lúc này, nếu mạch máu não đã bắt đầu có dấu hiệu hẹp hoặc tắc nghẽn, lưu thông máu kém sẽ biểu hiện bằng tình trạng chóng mặt, thậm chí có nguy cơ ngất xỉu. Đi vệ sinh là một việc rất bình thường, nhưng với một số người do lượng máu lên não không đủ, nếu họ đứng dậy vội vàng khi thức dậy vào buổi sáng, máu sẽ không lưu thông kịp, dẫn đến xuất hiện triệu chứng chóng mặt.
Do đó cần cẩn trọng khi thấy triệu chứng này xuất hiện, nhất là khi bạn vừa thức dậy vào buổi sáng. Đừng bật dậy ngay lập tức, nên dừng lại vài giây, đợi cơ thể thích nghi với lưu lượng máu, sau đó từ từ đứng dậy để tránh thay đổi tư thế cơ thể đột ngột.
Nhiều người có thể đã từng trải qua trải nghiệm này: sau khi làm việc hoặc học tập một thời gian, đặc biệt là khi tập trung vào công việc trí óc, mắt họ đột nhiên tối sầm lại, dường như mất tập trung và đầu óc trở nên mụ mẫm. Hiện tượng này thường khiến mọi người nghĩ rằng không có gì to tát, cho rằng đó là do mỏi mắt hoặc thiếu ngủ.
Tuy nhiên, đây có thể là biểu hiện của tình trạng cung cấp máu lên não không đủ. Khi chúng ta tham gia vào hoạt động trí óc kéo dài, đặc biệt là khi tập trung, nhu cầu máu của não sẽ tăng lên. Nếu mạch máu co lại hoặc nguồn cung cấp máu kém, có thể gây thiếu máu cục bộ tạm thời ở não, dẫn đến các đốm đen, mờ mắt,...
Nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên, bạn cần phải lo lắng vì nó cho thấy não đang trong tình trạng thiếu máu cục bộ ở một mức độ nhất định.
![]() |
Não thực sự tiêu thụ rất nhiều máu và luôn cần đủ máu để hoạt động. Đặc biệt khi làm việc trong thời gian dài, nếu lưu lượng máu lên não không được bổ sung kịp thời, các triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt và mất trí nhớ rất dễ xảy ra. Để tránh tình trạng này, ngoài việc đảm bảo ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi, tập thể dục vừa phải, cải thiện tuần hoàn máu cũng là cách hiệu quả để phòng ngừa tình trạng thiếu máu lên não. |
Bạn đã bao giờ đi trên phố và đột nhiên cảm thấy lạc đường và không biết mình đang ở đâu chưa? Triệu chứng mất phương hướng này thực chất là dấu hiệu điển hình của tình trạng thiếu máu cung cấp lên não.
Có một phần não chịu trách nhiệm định vị và cảm giác về phương hướng. Một khi có vấn đề về lưu lượng máu não, chức năng của phần này có thể bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi các mạch máu bị hẹp hoặc tắc nghẽn, nhiều vùng não có thể tạm thời mất nguồn cung cấp máu, gây ra các rối loạn về trí nhớ và định hướng.
Đối với hiện tượng này, bác sĩ thường nhắc nhở bệnh nhân chú ý cải thiện lối sống, tăng cường hoạt động thể chất, tránh ngồi lâu hoặc làm việc quá sức.
![]() |
Lưu lượng máu não không đủ có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng của não, trong đó vùng ngôn ngữ là vùng nhạy cảm nhất. |
Đôi khi, các triệu chứng của tình trạng thiếu máu lên não rất khó nhận biết, đặc biệt ở một số người lao động có nhiều hoạt động trí óc.
Lưu lượng máu não không đủ có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng của não, trong đó vùng ngôn ngữ là vùng nhạy cảm nhất. Khi nguồn cung cấp máu không đều, phản ứng ngôn ngữ chậm và suy nghĩ không mạch lạc có thể dễ dàng xảy ra.
Để hạn chế tình trạng này, chúng ta nên chú ý điều chỉnh phương pháp làm việc, giảm bớt công việc trí óc kéo dài, tăng cường hoạt động thể chất và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đồng thời, nên thực hiện một số bài tập rèn luyện trí não, chẳng hạn như thực hiện nhiều thử thách tư duy và rèn luyện trí nhớ hơn, điều này sẽ giúp kích thích lưu lượng máu lên não và cải thiện chức năng não.
Mặc dù các triệu chứng thiếu máu lên não có vẻ nhẹ, nhưng nếu bỏ qua, chúng có thể ảnh hưởng lớn hơn đến sức khỏe của bạn. Nhiều khi, những vấn đề nhỏ nhặt tưởng chừng như không đáng kể này thực chất lại là những tín hiệu cảnh báo từ não, nhắc nhở chúng ta chú ý bảo vệ và cải thiện lưu thông máu, giảm gánh nặng cho não.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin