Viêm loét dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu bạn không muốn mắc phải tình trạng này, hãy áp dụng ngay 5 biện pháp sau đây để phòng ngừa bệnh.
Dạ dày là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa, đóng vai trò chính trong việc tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày tiết ra axit hydrochloric (HCl) và enzyme pepsin để phá vỡ thức ăn thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ. Lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày khỏi bị tổn thương bởi axit và enzyme tiêu hóa. Tuy nhiên, khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, axit và enzyme sẽ có cơ hội tấn công vào lớp dưới của niêm mạc và bào mòn thành dạ dày, gây viêm và loét. Đây cũng chính là tình trạng viêm loét dạ dày như đã nhắc tới.
Theo đó, nguyên nhân phần lớn gây nên tình trạng viêm loét dạ dày thường là do vi khuẩn HP gây ra. Khi chúng tấn công dạ dày sẽ tạo thành các vết loét hở, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng. Hoặc ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá và thức ăn cay nóng cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Với những ai khi bị viêm loét dạ dày mạn tính, các vết loét hở này sẽ liên tục lan rộng và làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây được xem là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị.
Viêm dạ dày mãn tính thường có các triệu chứng khó chịu ở bụng, đầy hơi, đau và kém ăn. Nếu đã có đủ các biểu hiện trên, cần đến kiểm tra y tế kịp thời để được hướng dẫn về lối sinh hoạt cũng như cách sử dụng thuốc kèm theo (nếu cần) (Ảnh: Internet)
Nếu mọi người muốn ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm loét dạ dày, cần làm theo 5 điều sau đây ngay:
Dinh dưỡng được xem như là "gốc rễ" của sức khỏe. Người có chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả sẽ luôn có tuổi thọ dài hơn so với người luôn ăn uống không có kế hoạch, thường bỏ bữa chán ăn khiến cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém. Đặc biệt, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét xảy ra.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mọi người - đặc biệt là những ai đang mắc bệnh lý dạ dày nên bổ sung nhiều chất xơ hơn vào mỗi bữa ăn, cần hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu hóa như gà rán, pizza,... để hạn chế làm tăng gánh nặng lên dạ dày. Và nhớ duy trì thói quen ăn uống đúng giờ và không bỏ bữa, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
Tránh xa rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng, và các loại thực phẩm có nhiều chất béo nếu không muốn mắc viêm loét dạ dày (Ảnh: Internet)
Trước khi sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp. Nếu cần thiết, sử dụng các loại thuốc thay thế an toàn hơn cho dạ dày, như paracetamol.
Stress và căng thẳng có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm loét. Để kiểm soát tình trạng này, mọi người có thể thử các phương pháp như yoga, thiền, hoặc các bài tập hít thở sâu để giảm căng thẳng.
Hạn chế làm việc quá sức, duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh để tinh thần được thả lỏng (Ảnh: Internet)
4. Tăng cường vận động
Mọi người và nhất là những ai đang có bệnh lý về dạ dày cần phải chú ý tăng cường vận động thường xuyên. Do vận động và luyện tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng, giữ sức khỏe được duy trì ở mức ổn định.
Thực hiện các xét nghiệm và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về dạ dày.
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu chúng ta áp dụng các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Từ việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát stress, sử dụng thuốc một cách hợp lý, duy trì cân nặng hợp lý, đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, tất cả đều góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe dạ dày. Hãy chăm sóc và bảo vệ dạ dày của bạn để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Xem thêm: Những người đi đại tiện vào 4 thời điểm này mỗi ngày thể hiện sức khỏe tốt
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin