Những người có hệ miễn dịch yếu thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là dễ mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, và các bệnh nhiễm trùng khác. Vậy làm thế nào để nhận biết nếu bạn đang sở hữu một hệ miễn dịch yếu?
Hiện tại đang là thời điểm nắng mưa diễn ra thất thường, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí liên tục thay đổi có thể là điều kiện lý tưởng để các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường (như virus, vi khuẩn, vi nấm, vi trùng) được sản sinh và phát triển nhanh chóng, hình thành nhiều loại bệnh nhiễm trùng - hô hấp nguy hiểm, có thể kể đến như: tay chân miệng, viêm đường hô hấp, các loại bệnh tiêu hóa, cúm A, viêm phổi, viêm màng não, sốt xuất huyết, thủy đậu,...
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, muốn có đủ sức để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh, mọi người phải có một sức khỏe vững chắc, đặc biệt hệ thống miễn dịch - đề kháng trong cơ thể phải hoạt động mạnh mẽ. Bởi nó chính là “khiên chắn” mà cũng là “vũ khi” của con người, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn/ virus từ bên ngoài đi vào cơ thể, đồng thời tiêu diệt sự hoành hành của các tác nhân gây bệnh ở bên trong.
Nếu hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu, không chỉ khiến mọi người dễ mắc bệnh mà khi mắc bệnh thì các triệu chứng cũng tăng nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng (Ảnh: Internet)
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, người có hệ miễn dịch kém rất dễ nhận biết bởi thường mắc phải 5 vấn đề sau đây. Nếu bạn đang có phải những đặc điểm tương tự, nên chú ý khắc phục càng sớm càng tốt:
Khi hệ miễn dịch hoạt động kém, khả năng tái tạo mô và chống viêm của cơ thể cũng suy giảm. Điều này dẫn đến việc vết thương hoặc các vết cắt nhỏ trên da mất nhiều thời gian để lành lại.
Để khắc phục, bạn có thể bổ sung nhiều thực phẩm chứa kẽm và vitamin A, hai dưỡng chất quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương và hỗ trợ hệ miễn dịch (Ảnh: Internet)
Trong thời đại công nghệ như hiện tại, việc mắt mọi người bị mờ và dễ mỏi là điều rất hay gặp. Nhưng chỉ cần nhỏ mắt thường xuyên, hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử và cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên thì tình trạng này sẽ kết thúc.
Vậy, ngay cả khi mọi người đã làm như vậy mà tình trạng ấy vẫn không chấm dứt, thì vấn đề thực sự nằm ở đâu? Nó chắc chắn nằm ở hệ miễn dịch của mọi người. Cụ thể, theo các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Anh cho biết, thị lực cũng phản ánh phần nào hoạt động hệ miễn dịch của con người. Khi hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả cũng sẽ góp phần cho mắt dễ mỏi và nhìn mờ hơn.
Tốt nhất, mọi người nên trao đổi với bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, khi đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng này trước đó nhưng không hiệu quả (Ảnh: Internet)
Cảm thấy dễ mệt mỏi hơn bình thường, kể cả khi đã có nghỉ ngơi đầy đủ và đang không làm việc gì quá sức, đi kèm với tình trạng thường xuyên ốm vặt - nhất là với những loại bệnh thông thường và hay tái đi tái lại như: sổ mũi, viêm họng, hắt hơi,.. thì cần nghĩ ngay đến nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch.
Theo các chuyên gia sức khỏe, mọi người khi gặp tình trạng này cần củng cố sức khỏe và tăng cường sức đề kháng bằng cách đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, cũng như có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp.
Sau những trận ốm thường xuyên như kể trên, mọi người sẽ bắt đầu có cảm giác căng thẳng, stress, suy nhược tinh thần. Theo một báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Mỹ, căng thẳng trong thời gian dài làm suy yếu các phản ứng của hệ thống miễn dịch với các tác nhân xâm nhập vào cơ thể.
Đó là vì căng thẳng làm giảm các tế bào lympho trong cơ thể, một loại tế bào bạch cầu chính trong cấu tạo của hệ miễn dịch, có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Mức độ tế bào lympho trong cơ thể càng thấp, người đó càng có nhiều nguy cơ nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
Nếu mọi người thấy mình dễ bị căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần thường xuyên, hãy cố gắng điều hòa lại bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ và dành thời gian để chữa lành bằng cách đọc sách, nghe nhạc, thiền... (Ảnh: Internet)
Việc thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón... có thể là dấu hiệu của hệ miễn dịch của mọi người đang bị suy yếu. Bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy, gần 70% cấu trúc hệ thống miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa. Các vi khuẩn có lợi và vi sinh vật sống ở đó giúp bảo vệ đường ruột, chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và củng cố hệ thống miễn dịch. Khi các vi sinh vật không thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng, cơ thể dễ mắc các bệnh về tiêu hóa hơn, đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch kém hơn.
Việc nhận biết và cải thiện hệ miễn dịch yếu là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tổng thể. Bằng cách chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo trên, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và cải thiện hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Xem thêm: 3 loại trứng này khiến lượng đường máu dao động đáng kể, người bệnh tiểu đường nên hạn chế
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin