Ung thư xương được đánh giá là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ gây tử vong cao bởi các dấu hiệu ban đầu khó nhận biết. Vì thế, không ai trong chúng ta được phép chủ quan trong việc phòng ngừa bệnh. Đặc biệt là khi nhận thấy mình đang mắc phải 5 dấu hiệu sau đây thì cần phải đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
Thực tế, ung thư xương có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng với một số dạng của ung thư xương sẽ phổ biến hơn ở người trẻ tuổi. Cụ thể, ung thư nguyên phát hệ xương khớp có 4 loại:
1. Ung thư xương: loại phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em và người dưới 20 tuổi.
2. Ung thư Ewing: thường gặp ở người từ 10 - 20 tuổi.
3. Ung thư sụn: thường gặp ở người trên 40 tuổi.
4. U nguyên sống: một dạng hiếm, thường gặp ở người lớn.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh, mỗi năm có 550 người Anh được chẩn đoán mắc ung thư xương nguyên phát nhưng số người tử vong do căn bệnh này là khoảng 380 người (Ảnh: Internet)
Từ những số liệu trên cho thấy, ung thư xương là căn bệnh ác tính mà nếu không điều trị kịp thời, người mắc có thể tử vong bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều đáng ngại đó là ung thư xương diễn ra âm thầm và lặng lẽ, các triệu chứng khá chung chung nên dễ bị lầm tưởng với các bệnh khác. Chỉ đến khi các triệu chứng của ung thư chuyển sang nặng hơn mới phát hiện thì đã muộn.
Vậy phải làm sao để chúng ta biết được đó là dấu hiệu của ung thư xương? Các chuyên gia sức khỏe cho biết, ung thư xương có 5 dấu hiệu rất phổ biến như dưới đây. Có thể nó cũng là dấu hiệu cho nhiều bệnh khác, nhưng nếu mọi người thì tình trạng kéo dài khá lâu mà không thuyên giảm, thì nên thăm khám càng sớm càng tốt.
Ung thư xương cũng có khả năng gây ra tình trạng thiếu máu, do các tế bào máu được hình thành tại tuỷ xương. Khi các tế bào ung thư tấn công tuỷ xương sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sản xuất và sử dụng hồng cầu của cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, thậm chí làm đột biến tế bào máu.
Trong khi đó, sau khi tấn công tuỷ xương, các tế bào ung thư sẽ bắt đầu phát triển nhân rộng trong các khớp, xương (thường là xương dài như tay, chân) và hình thành khối u - gọi là hiện tượng sarcoma, đây được xem là giai đoạn ác tính của bệnh, khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm rất cao, thậm chí là tử vong.
Phát hiện mình có những dấu hiệu đặc thù của thiếu máu như mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên đau đầu,... kể cả khi bạn đã bổ sung đủ chất sắt, thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức (Ảnh: Internet)
Sưng tấy hoặc có một khối u bất thường xuất hiện trên xương có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư xương. Và người bệnh cũng có thể khối u đó hiện lên trên cơ thể và sờ vào được cả khối u. Đặc biệt, bệnh nhân có thể không có cảm giác đau ở những khối u này.
Ngoài ra, một số bệnh nhân ung thư xương có thể bị sưng, đỏ không chỉ tại khối u mà còn lan sang các khu vực xung quanh.
Đau nhức xương được xem là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương. Cơn đau của ung thư xương có thể ở mức độ nhẹ, đau thành từng cơn. Khi bệnh tiến triển, cơn đau sẽ trở nên nặng nề hơn, kéo dài dai dẳng. Nhiều bệnh nhân cho biết họ bị đau nhói trong xương và nhức ở vùng xương xung quanh đó.
Các chuyên gia sức khỏe cũng cho biết thêm, cơn đau thường xuất phát từ vị trí của khối u. Lúc đầu thường là đau từng cơn, đau nhiều khi vận động, nhưng khi bệnh tiếp tục phát triển sẽ gây đau liên tục, đau dữ dội ngay cả khi chỉ làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, cơn đau sẽ trầm trọng hơn vào mỗi đêm, thậm chí không thuyên giảm khi chỉ dùng thuốc giảm đau thông thường (Ảnh: Internet)
Ung thư xương có thể làm suy giảm mật độ xương, và làm các chức năng xương sẽ bị rối loạn. Chúng gần như mất khả năng chống chịu với ngoại lực nên sẽ dễ bị tổn thương, thậm chí là gãy bất ngờ dù chỉ với một tác động rất nhẹ. Và khi đã gãy thì rất lâu lành, khó lành, đôi khi khiến bệnh nhân bị liệt chân dù chân đã bó bột.
Ung thư tại vị trí xương cột sống có thể khiến các khối u đè lên các dây thần kinh đi ra từ tủy sống. Điều này có thể gây tê và ngứa ran tay chân, thậm chí gây yếu cơ, khớp hoặc ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, tùy thuộc vào vị trí của khối u.
Dù biết ung thư xương nguy hiểm, nhưng khi phát hiện tình trạng này, mọi người vẫn cần giữ sự bình tĩnh và trao đổi kỹ hơn với y bác sĩ để tìm ra phác đồ chuẩn nhằm kiểm soát diễn tiến bệnh. Và để hạn chế mọi trường hợp đáng tiếc xảy ra, ngay từ bây giờ mọi người nên tuân thủ lối sống lành mạnh, khoa học cũng như tầm soát ung thư 6 tháng/ lần.
Xem thêm: 6 dấu hiệu này xuất hiện trên bàn tay cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin